Chất béo đang trên đường chiếm đoạt ngôi vị số một của thuốc lá trong việc gây ra bệnh ung thư tại Hoa Kỳ. Dư chất béo là nguyên nhân gây ra 1/3 các trường hợp ung thư
Trong 5 năm tận tụy, 21 nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, do Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế giới tài trợ đã tỉ mỉ duyệt xét hơn 7000 nghiên cứu trên khắp thế giới kể từ năm 1960 tới nay về sự liên hệ giữa chất béo với ung thư. Kết quả phân tích dầy 517 trang “Food, Nutrition, Physical Activity and the Prevention of Cancer: a Global Perspective” được công bố tại thủ đô Washington ngày thứ Tư 31-10-2007 và được lưu trữ trên các mạng điện tử.
Bác sĩ Walter C. Willett của Đại học Y tế Công Cộng Harvard tuyên bố: “Tiêu thụ chất béo quá mức độ hoặc quá số lượng hợp lý sẽ tăng rủi ro các bệnh ung thư thận, đại tràng, tuyến tụy, cuống họng, và niêm mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh”. Theo vị bác sĩ này, nếu chỉ ăn 600gr (18 ounces) thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu) mỗi tuần lễ thì an toàn, nhưng cứ mỗi 55gr (1.7ounces) thịt đỏ ăn thêm thì rủi ro ung thư sẽ tăng 15%.
Mập phì cũng tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, nhiếp tuyến, ruột già, thực quản. Riêng nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.
Sau khi trình bầy kết quả nghiên cứu, 21 khoa học gia đưa ra 10 ý kiến để phòng tránh rủi ro ung thư vì tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể:
1-Hãy cố gắng duy trì sức nặng cơ thể trung bình;
2-Hãy vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày;
3-Giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều calori, tránh nước uống có đường, bánh ngọt bánh nướng, khoai tây chiên, bơ gơ, thịt lườn lợn muối bacon;
4-Ăn nhiều thực phẩm gốc thực vật;
5-Giới hạn thịt đỏ và tránh thịt chế biến như thịt nguội, bacon;
6-Giới hạn rượu;
7-Giới hạn tiêu thụ muối; tránh ngũ cốc mốc meo (có chất độc aflatoxins).
8-Cố gắng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua thực phẩm tự nhiên
9-Phụ nữ trong thời kỳ sanh đẻ nên nuôi con bằng sữa mẹ vì cho con bú giảm vài hormon có liên hệ tới ung thư (báo cáo đầu tiên về ích lợi này) và giảm béo phì ở con;
10-Bệnh nhân thoát khỏi bệnh ung thư nên tuân theo các hướng dẫn về dinh dưỡng, sức nặng và vận động để phòng tránh ung thư mới cũng như bệnh mãn tính.
Trong 5 năm tận tụy, 21 nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, do Viện Nghiên cứu Ung Thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế giới tài trợ đã tỉ mỉ duyệt xét hơn 7000 nghiên cứu trên khắp thế giới kể từ năm 1960 tới nay về sự liên hệ giữa chất béo với ung thư. Kết quả phân tích dầy 517 trang “Food, Nutrition, Physical Activity and the Prevention of Cancer: a Global Perspective” được công bố tại thủ đô Washington ngày thứ Tư 31-10-2007 và được lưu trữ trên các mạng điện tử.
Bác sĩ Walter C. Willett của Đại học Y tế Công Cộng Harvard tuyên bố: “Tiêu thụ chất béo quá mức độ hoặc quá số lượng hợp lý sẽ tăng rủi ro các bệnh ung thư thận, đại tràng, tuyến tụy, cuống họng, và niêm mạc tử cung và ung thư vú ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh”. Theo vị bác sĩ này, nếu chỉ ăn 600gr (18 ounces) thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu) mỗi tuần lễ thì an toàn, nhưng cứ mỗi 55gr (1.7ounces) thịt đỏ ăn thêm thì rủi ro ung thư sẽ tăng 15%.
Mập phì cũng tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, nhiếp tuyến, ruột già, thực quản. Riêng nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.
Sau khi trình bầy kết quả nghiên cứu, 21 khoa học gia đưa ra 10 ý kiến để phòng tránh rủi ro ung thư vì tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể:
1-Hãy cố gắng duy trì sức nặng cơ thể trung bình;
2-Hãy vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày;
3-Giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều calori, tránh nước uống có đường, bánh ngọt bánh nướng, khoai tây chiên, bơ gơ, thịt lườn lợn muối bacon;
4-Ăn nhiều thực phẩm gốc thực vật;
5-Giới hạn thịt đỏ và tránh thịt chế biến như thịt nguội, bacon;
6-Giới hạn rượu;
7-Giới hạn tiêu thụ muối; tránh ngũ cốc mốc meo (có chất độc aflatoxins).
8-Cố gắng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua thực phẩm tự nhiên
9-Phụ nữ trong thời kỳ sanh đẻ nên nuôi con bằng sữa mẹ vì cho con bú giảm vài hormon có liên hệ tới ung thư (báo cáo đầu tiên về ích lợi này) và giảm béo phì ở con;
10-Bệnh nhân thoát khỏi bệnh ung thư nên tuân theo các hướng dẫn về dinh dưỡng, sức nặng và vận động để phòng tránh ung thư mới cũng như bệnh mãn tính.
0 Bình luận "Dư thừa chất béo có tăng khả năng bị ung thư không? Cần làm gì khi bị béo?"