1-Mưa đá
Mưa đá là một trong những hiện tượng thời tiết khá đặc biệt và hiếm thấy. Có trường hợp mưa đá gây ra thiệt hại rất lớn làm động vật và thậm chí cả người bị chết vì mưa đá.
Mưa đá thường xảy ra trong mùa nóng, khi có sấm sét và mưa. Các cục nước đá rơi xuống chính là những giọt nước mưa trên đường rơi xuống mặt đất khi đi qua tần không khí lạnh bị đóng băng tạo thành.
Môt giọt nước mưa chỉ có thể hình thành 1 vien đá rất nhỏ, nhưng khi hạt nước đá rơi xuống, nó gặp những luồng không khí bốc lên mạnh, làm cho nó bị đẩy trở lại chỗ đám mây đang mưa. Những giọt nước mưa khác sẽ bám vào viên nước đá này. Khi chúng rơi xuống đi qua tầng không khí lạnh, những giọt mưa mới này cũng bị đóng băng làm cho viên đá to ra.
Quá trình rơi xuống và đẩy lên của các viên nước đá có thể lặp lại nhiều lần cho tới khi viên đá trở nên quá nặng không thể bị gió đẩy lên nữa, chúng mới rơi xuống đất.
Có trường hợp nục nước đá lớn tới mức có đường kính 8-10cm, nặng 0,5kg.
Clip:
http://www.youtube.com/ watch?v=cjFeZyJUqas
2-Mưa axit
Mưa axit do sự kết hợp của các oxit phi kim và nước. Nước có sẵn trong tự nhiên, còn các oxit được thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các loại nhiên liệu như than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác... (phần lớn lượng oxit phi kim đến từ khí thải của các nhà máy công nghiệp). Và điều đó dẫn đến kết quả là những cơn mưa chứa đầy chất axit.
Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nito (N2O, N2O3, N2O4…) và oxit lưu huỳnh (SO, SO2, SO3). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất là axit nitric (HNO3), và axit sulfuric (H2SO4). Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám cháy…
Mưa axit đặc biệt nguy hại đối với môi trường. Đôi khi, kể cả tuyết cũng có thể là axit, và những bông tuyết thậm chí còn có thể bị nhuốm đen. Khi những bông tuyết này tan ra, nguồn nước sinh ra từ đó có nồng độ axit cao gấp 10 lần so với nước mưa axit thông thường.
Về tác hại, mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Mưa axit cũng giết hại các khu rừng. Chúng rửa trôi hoàn toàn những chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi. Mưa axit cũng làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, dễ mắc bệnh và bị kí sinh trùng…
Mưa axit có thể gây bệnh về đường hô hấp cho con người như: suyễn, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng…
Clip:
http://youtu.be/ HrBzrkZxIBo
Mưa đá là một trong những hiện tượng thời tiết khá đặc biệt và hiếm thấy. Có trường hợp mưa đá gây ra thiệt hại rất lớn làm động vật và thậm chí cả người bị chết vì mưa đá.
Mưa đá thường xảy ra trong mùa nóng, khi có sấm sét và mưa. Các cục nước đá rơi xuống chính là những giọt nước mưa trên đường rơi xuống mặt đất khi đi qua tần không khí lạnh bị đóng băng tạo thành.
Môt giọt nước mưa chỉ có thể hình thành 1 vien đá rất nhỏ, nhưng khi hạt nước đá rơi xuống, nó gặp những luồng không khí bốc lên mạnh, làm cho nó bị đẩy trở lại chỗ đám mây đang mưa. Những giọt nước mưa khác sẽ bám vào viên nước đá này. Khi chúng rơi xuống đi qua tầng không khí lạnh, những giọt mưa mới này cũng bị đóng băng làm cho viên đá to ra.
Quá trình rơi xuống và đẩy lên của các viên nước đá có thể lặp lại nhiều lần cho tới khi viên đá trở nên quá nặng không thể bị gió đẩy lên nữa, chúng mới rơi xuống đất.
Có trường hợp nục nước đá lớn tới mức có đường kính 8-10cm, nặng 0,5kg.
Clip:
http://www.youtube.com/
2-Mưa axit
Mưa axit do sự kết hợp của các oxit phi kim và nước. Nước có sẵn trong tự nhiên, còn các oxit được thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các loại nhiên liệu như than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác... (phần lớn lượng oxit phi kim đến từ khí thải của các nhà máy công nghiệp). Và điều đó dẫn đến kết quả là những cơn mưa chứa đầy chất axit.
Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nito (N2O, N2O3, N2O4…) và oxit lưu huỳnh (SO, SO2, SO3). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất là axit nitric (HNO3), và axit sulfuric (H2SO4). Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám cháy…
Mưa axit đặc biệt nguy hại đối với môi trường. Đôi khi, kể cả tuyết cũng có thể là axit, và những bông tuyết thậm chí còn có thể bị nhuốm đen. Khi những bông tuyết này tan ra, nguồn nước sinh ra từ đó có nồng độ axit cao gấp 10 lần so với nước mưa axit thông thường.
Về tác hại, mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Mưa axit cũng giết hại các khu rừng. Chúng rửa trôi hoàn toàn những chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi. Mưa axit cũng làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, dễ mắc bệnh và bị kí sinh trùng…
Mưa axit có thể gây bệnh về đường hô hấp cho con người như: suyễn, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng…
Clip:
http://youtu.be/
0 Bình luận "Hiện tượng mưa đá và mưa acid hình thành như thế nào?"