"Quên" là gì? Tại sao có một số thông tin não không bao giờ quên mà một số khác lại bị quên sau một thời gian? Động vật có "quên" giống con người không?

Quên là hiện tượng bộ não không thể tìm ra được thông tin đã từng thu nhận trong thời gian trước đó, có thể là tạm thời hoặc mãi mãi cho tới khi tiếp nhận lại thông tin đó. (Do Ad định nghĩa nhé!)

Trí nhớ được phân ra 3 loại: Tạm thời, ngắn hạn và dài hạn.

1-Trí nhớ tạm thời
Vùng ghi nhớ tạm thời là dạng ngắn nhất của trí nhớ. Vùng ghi nhớ này có thể lưu giữ thông tin tạm thời sau khi nhân tố kích thích kết thúc. Nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích từ 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Thông tin được thu nhận chính xác nhưng trong khoảng thời gian cực ngắn.

Ví dụ: khi chúng ta nhìn một vật gì đó chỉ trong vòng 1 giây và có thể nhớ được nó trông như thế nào và sau đó chúng sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này không đòi hỏi sự nhận thức hay chú ý. Bộ não được thiết kế để có thể chỉ xử lý thông tin có ích về sau, và cho phép não nghỉ ngơi hoàn toàn, bỏ qua tất cả mọi thứ đang diễn ra. Khác với những loại trí nhớ khác, trí nhớ tạm thời không thể được kéo dài bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, đây là bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn qua quá trình chú ý, quá trình này chọn lọc hiệu quả các kích thích chúng ta muốn ghi nhớ.

2-Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ ngắn hạn có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc một lượng thông tin nhỏ trong khoảng thời gian 10-15s có lúc 1 phút. Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi là "tập luyện" trí nhớ.

Một ví dụ về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).

Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn.
Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn.

3-Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự “quên” hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khăn để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.

Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.
Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng đi xe đạp, bơi…).

----------------------------
Không có sự phân biệt đối với các loài có bộ não. Trí nhớ là đặc tính chung của mọi loài có não, và quên cũng như vậy! Tuy là khó phát hiện.
0 Bình luận ""Quên" là gì? Tại sao có một số thông tin não không bao giờ quên mà một số khác lại bị quên sau một thời gian? Động vật có "quên" giống con người không?"

Back To Top