Máu con người được chia làm nhiều nhóm - dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh). Gần đây các nhà khoa học phát hiện thêm 2 nhóm máu mới là Langereis và Junior.
Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
Do đó, nhóm máu của người được xác định nhờ vào các kháng thể.
Dựa vào hình 2, các bạn có thể thấy không nhất thiết con cái phải cùng nhóm máu với cha hoặc mẹ, vì cha mẹ máu A,B có thể sinh con máu O.
Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhận.
Tỷ lệ các nhóm máu:
O: 44.42%
A: 34.83%
B: 13.61%
AB: 7.14%
Biết thêm 2 tiểu nhóm:
Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là: Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch. Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết. Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Tìm hiểu thêm:
------------------------
Phân loại theo hệ thống Rh (hình 3)
------------------------
Rh viết tắt của chữ Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus. Căn cứ vào sự khác biệt khi nghiên cứu về sự vận chuyển oxy của hồng cầu, thì, các hồng cầu có thể mang ở mặt ngoài một protein gọi là Rhesus hay ký hiệu là Rh. Trên lâm sàng, đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Trong đó 5 kháng nguyên C, c, D, E và e là quan trọng nhất, đặc biệt là kháng nguyên D với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tinh hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm Rh+ (dương tính), nếu không có là Rh- (âm tính). Các nhóm máu A, B, O, AB mà Rh- thì được gọi là âm tính A-, B-, O-, AB-. Rhesus là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhâm và tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm gặp, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh chỉ chiếm 0,04‰, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99.96%[2]. Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong[3] [4].
Người có nhóm máu Rh+ chỉ có thể cho người cũng có nhóm máu Rh+ và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-
Người có nhóm máu Rh- có thể cho người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- nhưng chỉ nhận được người có nhóm máu Rh- mà thôi
Trường hợp người có nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+, trong lần đầu tiên sẽ không có bất kỳ phản ứng tức thì nào xảy ra.Tuy nhiên sau thời gian 2-4 tuần cơ thể của người mang nhóm máu Rh- sẽ sản sinh ra lượng kháng thể (kháng D) đủ lớn để làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể.Sau 2-4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt mức tối đa, khi đó nếu tiếp tục truyền máu Rh+ lần thứ 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.
Sơ đồ truyền máu: (Hình 3)
(+): Có thể cho - nhận.
(-): Không thể cho - nhận.
Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
Do đó, nhóm máu của người được xác định nhờ vào các kháng thể.
Dựa vào hình 2, các bạn có thể thấy không nhất thiết con cái phải cùng nhóm máu với cha hoặc mẹ, vì cha mẹ máu A,B có thể sinh con máu O.
Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhận.
Tỷ lệ các nhóm máu:
O: 44.42%
A: 34.83%
B: 13.61%
AB: 7.14%
Biết thêm 2 tiểu nhóm:
Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là: Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch. Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết. Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Tìm hiểu thêm:
------------------------
Phân loại theo hệ thống Rh (hình 3)
------------------------
Rh viết tắt của chữ Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus. Căn cứ vào sự khác biệt khi nghiên cứu về sự vận chuyển oxy của hồng cầu, thì, các hồng cầu có thể mang ở mặt ngoài một protein gọi là Rhesus hay ký hiệu là Rh. Trên lâm sàng, đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Trong đó 5 kháng nguyên C, c, D, E và e là quan trọng nhất, đặc biệt là kháng nguyên D với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tinh hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm Rh+ (dương tính), nếu không có là Rh- (âm tính). Các nhóm máu A, B, O, AB mà Rh- thì được gọi là âm tính A-, B-, O-, AB-. Rhesus là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhâm và tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm gặp, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh chỉ chiếm 0,04‰, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99.96%[2]. Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong[3] [4].
Người có nhóm máu Rh+ chỉ có thể cho người cũng có nhóm máu Rh+ và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh-
Người có nhóm máu Rh- có thể cho người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- nhưng chỉ nhận được người có nhóm máu Rh- mà thôi
Trường hợp người có nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+, trong lần đầu tiên sẽ không có bất kỳ phản ứng tức thì nào xảy ra.Tuy nhiên sau thời gian 2-4 tuần cơ thể của người mang nhóm máu Rh- sẽ sản sinh ra lượng kháng thể (kháng D) đủ lớn để làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể.Sau 2-4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt mức tối đa, khi đó nếu tiếp tục truyền máu Rh+ lần thứ 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.
Sơ đồ truyền máu: (Hình 3)
(+): Có thể cho - nhận.
(-): Không thể cho - nhận.
0 Bình luận "Nhóm máu của người được xác định do đâu? Có phải lúc nào nhóm máu của con cái cũng giống với của cha hoặc mẹ không?"