Ở điện thoại cảm ứng, cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung khác nhau như thế nào?

1. Màn hình cảm ứng điện trở (resistive touchscreen)

Đây là loại màn hình cảm ứng thông dụng nhất hiện nay. Màn hình cảm ứng điện trở được cấu tạo bởi vài lớp khác nhau. Lớp trên cùng thường được làm bằng một màng polyeste. Khi ngón tay ấn xuống, lớp trên cùng sẽ chạm vào lớp thủy tinh ở dưới khiến dòng điện đi qua. Máy sẽ đo hiệu điện thế và nhận biết được vị trí ngón tay ấn vào.

Khi sử dụng loại màn hình cảm ứng này, người sử dụng có thể đeo găng hay dùng bút stylus một cách thoải mái. Tại châu Á, nơi ít sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái la tinh, bút stylus cùng với công nghệ nhận dạng chữ viết tay đã trở lên rất cần thiết. Điều này giúp màn hình cảm ứng điện trở trở nên thông dụng và phổ biến.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại màn hình cảm ứng điện trở này là sự thiếu chính xác, bề mặt dễ xước và các thành phần nhanh hỏng theo thời gian. Chính vì vậy, màn hình cảm ứng điện trở đã gần như biến mất ở các quốc gia phương Tây.


2. Màn hình cảm ứng điện dung (capacitive touchscreen)

Màn hình cảm ứng điện dung có thể hoạt động tốt ngay cả khi nó được làm bằng pha lê. Một hệ thống cảm biến nằm dưới màn hình sẽ phát hiện ra sự thay đổi điện dung gây ra khi ngón tay tương tác trên màn hình.

Màn hình cảm ứng điện dung không cần bạn phải ấn mạnh ngón tay như cảm ứng điện trở. Tất cả những thao tác cần thiết một cú chạm hay vuốt nhẹ. Điều này khiến màn hình cảm ứng điện dung có thể hoạt động bền bỉ hơn, hoàn hảo sau 1 triệu lần sử dụng, ngoài ra, độ sáng cũng cao hơn nhiều so với màn hình sử dụng cảm ứng điện trở.

Hơn nữa, công nghệ cảm ứng đa điểm, ví dụ như dùng hai ngón tay để phóng to hay thu nhỏ một biểu tượng trên màn hình iPhone chỉ có thể áp dụng với công nghệ màn hình cảm ứng điện dung.

Hạn chế của màn hình cảm ứng điện dung là chúng cần phải sử dụng loại bút stylus đặc biệt hoặc ngón tay trần bởi vì tín hiệu điện của cơ thể sẽ vô dụng với màn hình khi người dùng đeo găng.

So sánh:

1. Hiển thị trong nhà:
+ Điện trở (resistive touchscreen): đặc biệt tốt.
+ Điện dung (capacitive touchscreen): đặc biệt tốt.

2. Hiển thị dưới ánh nắng mặt trời:
+ Điện trở: khá kém, lớp màn hình ngoài cùng phản chiếu quá nhiều ánh sáng xung quanh đi.
+ Điện dung: tốt.

3. Độ nhạy khi chạm:
+ Điện trở: cần một lực để tác động lên mặt màn hình, có thể dùng tay (ngay cả với bao tay), móng tay, bút, v.v.
+ Điện dung: chỉ cần 1 cái chạm nhẹ với ngón tay giàu electron (tích điện âm) để tương tác lên màn hình gương để kích hoạt hệ thống cảm ứng điện dung bên dưới. Không phản ứng với những vật đơn lẻ/móng tay/tay đeo bao tay. Do vậy, nhận dạng chữ viết tay khá là rườm rà và không chính xác.

4. Độ chính xác:
+ Điện trở: chính xác ngay cả với độ phân giải nhỏ nhất, điều này có thể thấy khi vẽ (hoặc viết chữ) bằng bút.
+ Điện dung: về lý thuyết thì chính xác chỉ trong một số pixels. nhưng đặc biệt giới hạn với kích thước đầu ngón tay nên sẽ khó điều khiển hoặc click chọn trên màn hình nhỏ hơn 1cm2.

5. Giá thành:
+ Điện trở: rẻ
+ Điện dung: rõ ràng là đắt hơn nhiều, khoảng từ 10% đến 50% tùy vào nhà sản xuất. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì ảnh hưởng không nhiều, nhưng với chiếc tầm trung thì giá thành sẽ là trở ngại cao.

6. Đa chạm:
+ Điện trở: không, nếu như không được chỉnh lại.
+ Điện dung: tùy thuộc vào sử dụng và phần mềm, ngoài ra cũng có thể là cuộc chiến với Apple tùy thuộc vào multi-touch được sử dụng như thế nào nữa.

7. Độ bền:
+ Điện trở: màn hình cảm ứng điện trở tự nhiên với lớp bề mặt mềm nên dễ ấn và lỏm xuống, do đó màn hình lớp trên này dễ bị trầy và các tổn thương bề mặt khác. Mặt khác, nó cũng sẽ bị bào mòn theo thời gian và cần thường xuyên hiệu chỉnh. Mặt tích cực là lớp điện trở qua màn hình nhựa khiến cho máy nhìn tổng thể có vẻ bền hơn và khó bị hư khi bị rơi.
+ Điện dung: màn hình gương có thể được sử dụng bên ngoài, khó bị tổn thương bề mặt hơn nên khó bị trầy và sước.

8. Vệ sinh:
+ Điện trở: vì có thể dùng móng tay hoặc bút để tác động nên có thể bị để lại dấu tay, bã nhờn và mầm bệnh.
+ Điện dung: dù cần sử dụng nguyên ngón tay để touch nhưng do sử dụng màn hình gương nên nên lướt nhẹ và dễ lau chùi.

9. Môi trường hoạt động:
+ Điện trở: chưa có số liệu chính xác nhưng một số tài liệu cho rằng Nokia 5800 hoạt động tốt trong môi trường -15°C đến +45°C.
+ Điện dung: nhiệt độ hoạt động từ 0° đến 35°, cần độ ẩm ít nhất 5% (để điện dung hoạt động).

Do vậy, một số máy cảm ứng của Nokia từ 7710, 5800 và N97 đều sử dụng cảm ứng điện trở do nhà sản xuất Phần Lan mà ra, mà Phần Lan thì nhiệt độ lạnh, người phải thường xuyên đeo găng. Tuy vậy, họ cũng tính quá kỹ vì khi ra đường với thời tiết quá lạnh mà đeo găng dày thì cũng khó thao tác được trên máy. 
0 Bình luận "Ở điện thoại cảm ứng, cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung khác nhau như thế nào?"

Back To Top