Vào thời nhà Tống, văn hóa Trung Hoa thời đó rất thành đạt về nhân học. Có nhiều triết gia, tâm học, đạo học chuyên nghiện cứu con người để tìm giải pháp cho cuộc sống, tìm quy tắc cho việc xuất thế, ngõ hầu mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và tập thể.
Nền triết học Tống thời đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương, .. bên cạnh các học thuyết lớn như Nho học, Đạo học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xuất thế.
Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa tử vi xuất hiện tương đối chậm, vì đi sau khoa bói dịch, nhưng tử vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được nghành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù mượn nơi sở học của người thời đại, nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa tử vi vẫn giữ được nét độc đáo nhờ có một đường lối khảo sát lạ, có thể xem như một cuộc cách mạng, hoặc chí ít cũng như một phát minh biết lập trong phái học tướng số của thời đó.
Thủy tổ của tử vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa). Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy chỉ có vỏn vẹn 1 trang, những tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, và biểu đồ hóa một cách khúc chiết.
Mặc dù công trình này không tránh được một vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng một bộ môn bói toán hãy còn được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này.
Nền triết học Tống thời đó đã xuất hiện nhiều trường phái như Nông Gia, Pháp Gia, Âm Dương, .. bên cạnh các học thuyết lớn như Nho học, Đạo học. Hầu hết các môn nhân vận chuyên khảo cứu con người và xã hội, cần thiết cho việc tu tâm, trị nước, xuất thế.
Đứng về mặt bói toán mà xét, khoa tử vi xuất hiện tương đối chậm, vì đi sau khoa bói dịch, nhưng tử vi đã khai mào cho một học thuật riêng, hệ thống hóa được nghành bói toán bằng lý số theo một khảo hướng đặc thù. Mặc dù mượn nơi sở học của người thời đại, nền tảng triết lý Âm Dương Ngũ Hành, nhưng khoa tử vi vẫn giữ được nét độc đáo nhờ có một đường lối khảo sát lạ, có thể xem như một cuộc cách mạng, hoặc chí ít cũng như một phát minh biết lập trong phái học tướng số của thời đó.
Thủy tổ của tử vi học là một đạo sĩ biệt hiệu là Hi Di, tên thật là Trần Đoàn, sống vào thời nhà Tống (Trung Hoa). Đạo sĩ Trần Đoàn đã cố gắng bày ra cách xếp vận mệnh con người vào một lá số, ghi trên một mảnh giấy chỉ có vỏn vẹn 1 trang, những tổng kê hết cá tính và đời người vào 12 cung và hơn 100 vì sao, được gán cho nhiều ý nghĩa và ngũ hành khác nhau, ngõ hầu giúp con người suy diễn những chi tiết về kiếp số của mình. Tóm tắt cuộc đời phức tạp của con người vào một mảnh giấy một cách hệ thống hóa, và biểu đồ hóa một cách khúc chiết.
Mặc dù công trình này không tránh được một vài sơ khoáng cố hữu nhưng nó vẫn không mất đi giá trị khai sáng một bộ môn bói toán hãy còn được tôn sùng ngay trong thế kỷ khoa học không gian này.
0 Bình luận "Sách tử vi Phương Đông đã ra đời như thế nào?"