Nếu bạn đổ nước suối vào trong cốc, rồi bỏ nhẹ từng viên sỏi nhỏ vào, nước sẽ nhô cao lên khỏi miệng mà không tràn ra ngoài, cứ như là cốc được đậy bằng một nắp vô hình nào đó.
Các phân tử nước trên bề mặt đều hút nhau, giống như một nhóm người tay cầm tay nhau. Chúng co kéo nhau trên bề mặt, nên những phân tử đơn lẻ không dễ gì bị tách riêng ra. Đặc tính này còn gọi là sức căng bề mặt. Nhờ đó, chất lỏng nói chung có thể nhô cao hơn bề mặt cốc.
Khi nước lẫn tạp chất, sức căng bề mặt sẽ bị thay đổi. Nếu tạp chất là bọt xà phòng, sức căng bề mặt sẽ giảm. Ngược lại, nếu lẫn khoáng chất, sức căng bề mặt sẽ tăng lên. Nói chung, nước suối đều chứa một lượng khoáng chất nhất định, nên có thể dâng cao hơn mặt cốc khá nhiều, khiến ai cũng nhìn thấy được.
Các phân tử nước trên bề mặt đều hút nhau, giống như một nhóm người tay cầm tay nhau. Chúng co kéo nhau trên bề mặt, nên những phân tử đơn lẻ không dễ gì bị tách riêng ra. Đặc tính này còn gọi là sức căng bề mặt. Nhờ đó, chất lỏng nói chung có thể nhô cao hơn bề mặt cốc.
Khi nước lẫn tạp chất, sức căng bề mặt sẽ bị thay đổi. Nếu tạp chất là bọt xà phòng, sức căng bề mặt sẽ giảm. Ngược lại, nếu lẫn khoáng chất, sức căng bề mặt sẽ tăng lên. Nói chung, nước suối đều chứa một lượng khoáng chất nhất định, nên có thể dâng cao hơn mặt cốc khá nhiều, khiến ai cũng nhìn thấy được.
0 Bình luận "Tại sao nước suối có thể nhô cao hơn miệng ly?"