Tật khúc xạ là tình trạng hệ thống quang học của mắt bị giảm chức năng, không thể tập trung hình ảnh một cách rõ nét lên võng mạc. Tình trạng này làm cho hình ảnh nhìn bị mờ đi, ngay cả khi các phần khác của mắt và hệ thống thị giác hoàn toàn bình thường. Tệ nhất, nếu không chữa trị thì thị lực sẽ bị giảm tới mức bị xếp vào tình trạng mù lòa.
Có 4 loại tật khúc xạ phổ biến: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
Hầu hết các loại tật khúc xạ đều có thể được giải quyết bằng việc dùng kính đeo mắt với độ phù hợp và người bệnh có thể nhìn rõ hoàn toàn khi đeo kính.
Kính lõm được sử dụng khi bị cận thị
Kính lồi được sử dụng khi bị viễn thị
Kính hình trụ được sử dụng khi bị loạn thị
Tùy theo kết quả đo mắt của mỗi bệnh nhân, những loại kính kết hợp nhiều dạng kính khác nhau có thể được sử dụng.
Kính áp tròng cũng có thể được dùng cho nhiều loại tật khúc xạ khác nhau và đặc biệt hữu ích đối với tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng là tạo ra hình ảnh có chất lượng tốt trong những trường hợp bị tật khúc xạ nặng và cũng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy vậy, nếu không được sử dụng đúng cách, kính áp tròng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Sau khi đã xác định tật khúc xạ, để đo được kính chính xác cần phải có bảng thị lực đo ở khoảng cách 5m (dùng hộp kính hoặc thước Parent) rồi điều chỉnh kính cầu hoặc kính trụ để đạt được thị lực tối đa. Trong trường hợp nhược thị chức năng do tật khúc xạ thì cũng vẫn cần phải đeo kính theo chỉ số khúc xạ và thị lực tối đa đạt được sau khi có kính. Sau khi cho kính sẽ tiến hành chữa nhược thị bằng phương pháp tập luyện (chỉnh thị).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị hay cận thị nhưng thông thường hay gặp nhất là do thói quen đọc sách, ngồi viết quá gần hoặc ngồi coi ti vi trước màn hình vi tính ở khoảng cách không đúng.
Nếu bạn có thời gian nghĩ ngơi khá dài và không sử dụng tới mắt thì bạn có thể phẫn thuật, các phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi.
- Phẫu thuật bằng laser
Laser có thể được sử dụng để tạo hình bề mặt phía trước của mắt, đó là giác mạc, biến nó thành một thấu kính phù hợp đối với một loại tật khúc xạ nào đó. Một máy vi tính đặc biệt sẽ đo kích cỡ của mắt và tính toán hình dạng của giác mạc để tạo hình bên trong mắt. Sau đó, tia laser sẽ làm bay hơi các mô trên bề mặt giác mạc và tạo ra hình dạng mới.
Phương pháp này hiệu quả và đáng tin cậy đối với những người bị cận thị, là một phương pháp tuy đắt tiền nhưng vẫn khá phổ biến trong thời gian gần đây. Ở những nước phát triển, phương pháp này đã phát triển thành một ngành công nghiệp.
- Phẫu thuật thủy tinh thể nhân tạo (Intraocular lens – IOL)
Đối với người lớn tuổi, lấy bỏ thủy tinh thể (như trong phẫu thuật đục thủy tinh thể) và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo có độ hội tụ phù hợp cũng là một cách điều trị tật khúc xạ đang ngày càng trở nên phổ biến. Phẫu thuật này thường rẻ hơn laser và tránh được việc tính toán phức tạp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng laser trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải phẫu thuật vào bên trong mắt.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, mắt vẫn có thể bị tật khúc xạ trở lại nếu bạn vẫn không thay đổi thói quen nhìn cũ. Sau phẫu thuật, có thể dùng thêm một số thuốc bổ có thành phần Vitamin A, Vitamin E, Lutein, Zeaxanthine…nhằm bổ sung và duy trì thị lực. Việc bổ sung các loại vitamin này là việc làm thông thường kể cả cho những đôi mắt bình thường không mắc tật khúc xạ nhằm làm tăng sự khỏe mạnh cho thị lực. Sử dụng bổ sung nước mắt nhân tạo cũng giúp giác mạc tái tạo và ổn định sau phẫu thuật.
Clip phẫu thuật mắt:
http://www.youtube.com/ watch?v=7PJ391MDtpo
Có 4 loại tật khúc xạ phổ biến: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
Hầu hết các loại tật khúc xạ đều có thể được giải quyết bằng việc dùng kính đeo mắt với độ phù hợp và người bệnh có thể nhìn rõ hoàn toàn khi đeo kính.
Kính lõm được sử dụng khi bị cận thị
Kính lồi được sử dụng khi bị viễn thị
Kính hình trụ được sử dụng khi bị loạn thị
Tùy theo kết quả đo mắt của mỗi bệnh nhân, những loại kính kết hợp nhiều dạng kính khác nhau có thể được sử dụng.
Kính áp tròng cũng có thể được dùng cho nhiều loại tật khúc xạ khác nhau và đặc biệt hữu ích đối với tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng là tạo ra hình ảnh có chất lượng tốt trong những trường hợp bị tật khúc xạ nặng và cũng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy vậy, nếu không được sử dụng đúng cách, kính áp tròng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Sau khi đã xác định tật khúc xạ, để đo được kính chính xác cần phải có bảng thị lực đo ở khoảng cách 5m (dùng hộp kính hoặc thước Parent) rồi điều chỉnh kính cầu hoặc kính trụ để đạt được thị lực tối đa. Trong trường hợp nhược thị chức năng do tật khúc xạ thì cũng vẫn cần phải đeo kính theo chỉ số khúc xạ và thị lực tối đa đạt được sau khi có kính. Sau khi cho kính sẽ tiến hành chữa nhược thị bằng phương pháp tập luyện (chỉnh thị).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị hay cận thị nhưng thông thường hay gặp nhất là do thói quen đọc sách, ngồi viết quá gần hoặc ngồi coi ti vi trước màn hình vi tính ở khoảng cách không đúng.
Nếu bạn có thời gian nghĩ ngơi khá dài và không sử dụng tới mắt thì bạn có thể phẫn thuật, các phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi.
- Phẫu thuật bằng laser
Laser có thể được sử dụng để tạo hình bề mặt phía trước của mắt, đó là giác mạc, biến nó thành một thấu kính phù hợp đối với một loại tật khúc xạ nào đó. Một máy vi tính đặc biệt sẽ đo kích cỡ của mắt và tính toán hình dạng của giác mạc để tạo hình bên trong mắt. Sau đó, tia laser sẽ làm bay hơi các mô trên bề mặt giác mạc và tạo ra hình dạng mới.
Phương pháp này hiệu quả và đáng tin cậy đối với những người bị cận thị, là một phương pháp tuy đắt tiền nhưng vẫn khá phổ biến trong thời gian gần đây. Ở những nước phát triển, phương pháp này đã phát triển thành một ngành công nghiệp.
- Phẫu thuật thủy tinh thể nhân tạo (Intraocular lens – IOL)
Đối với người lớn tuổi, lấy bỏ thủy tinh thể (như trong phẫu thuật đục thủy tinh thể) và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo có độ hội tụ phù hợp cũng là một cách điều trị tật khúc xạ đang ngày càng trở nên phổ biến. Phẫu thuật này thường rẻ hơn laser và tránh được việc tính toán phức tạp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng laser trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải phẫu thuật vào bên trong mắt.
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, mắt vẫn có thể bị tật khúc xạ trở lại nếu bạn vẫn không thay đổi thói quen nhìn cũ. Sau phẫu thuật, có thể dùng thêm một số thuốc bổ có thành phần Vitamin A, Vitamin E, Lutein, Zeaxanthine…nhằm bổ sung và duy trì thị lực. Việc bổ sung các loại vitamin này là việc làm thông thường kể cả cho những đôi mắt bình thường không mắc tật khúc xạ nhằm làm tăng sự khỏe mạnh cho thị lực. Sử dụng bổ sung nước mắt nhân tạo cũng giúp giác mạc tái tạo và ổn định sau phẫu thuật.
Clip phẫu thuật mắt:
http://www.youtube.com/
0 Bình luận "Tật khúc xạ là gì? Cận thị có nên đeo kính không? Nguyên nhân gây cận, viễn thị và những vấn đề về mắt ? Bác sĩ khuyến cáo nên đeo kính và sau này phải can thiệp ngoại khoa (mổ) tác dụng làm gì?"