Ngày nay khi đời sống ngày càng phát triển, các món ăn trong ngày lễ cũng như trong đời thường cũng ngày càng được cải thiện hơn. Không chỉ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu bò, thịt dê hiện nay cũng được nhiều người ưa chuộng. Thịt dê cũng là một món ăn giàu năng lượng, có hương vị thơm ngon dùng trong cuộc sống hàng ngày củ người dân.
Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với chăn nuôi bò, nhất là bò sữa. Hiện nay giá một con bò sữa trung bình phải có giá khoảng 10 – 15 con dê giống nội. Dê sinh sản nhanh hơn trâu bò, nếu chăn nuôi một con dê cái mới sinh so với một bê cái thì sau khoảng 4 năm dê đã đẻ ra trên 20 con dê con. Dê yêu cầu ít thức ăn hơn, nhu cầu thức ăn 10 con dê tương đương như một con bò. Dê nho bé hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nó. Dê cần ít diện tích đồng cỏ do vậy có thể nuôi dê với số lượng nhiều. Nếu nuôi với số lượng ít thì có thể nuôi dê quanh vườn nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi rồi cắt cỏ, lá cho dê ăn cững được hoặc có thể kết hợp nuôi dê chăn thả dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây nông nghiệp.
Chăn nuôi dê trong nông nghiệp còn cung cấp một lượng phân bón cho cây trồng rất tôt, ở một số nơi phân dê còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cá và nuôi giun đất rất có giá trị. Nếu hộ nào có điều kiện chăn nuôi dê sữa thì sữa dê bao giờ cũng có giá trị cao hơn sữa bò, bán được đắt hơn, đây cũng là nguồn thu nhập hàng ngày giống như chăn bò sữa. Hiện tại sữa dê được người tiêu dùng ưa chuộng do vậy đầu ra cho sữa dê rất thuận lợi. Đối với dê thịt hiện nay cũng là một nguồn cung cấp thực phẩm rất lớn trên thị trường, Nhu cầu thực phẩm thịt dê chắc chắn trong những năm tới sẽ rất lớn, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng thuận lợi hơn so với các nguồn thực phẩm khác.
Ở những vùng có nhiều đồi gò, vùng bán sơn địa thì chăn nuôi dê thịt có rất nhiều thuận lợi vì dê tự động đi ăn xa tại các vách núi, đồi gò, ăn các loại lá cây trên núi mà không mất nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng.
-------------------------- -
Một số đặc điêm sinh học của dê khác với gia súc khác.
-------------------------- -
Thông thượng trọng lượng sơ sinh của dê từ 2 – 3,5 kg, 3 tháng đạt 6 – 12 kg, 6 tháng đạt khoảng 10 – 12 kg, 1 năm đạt 20 – 30 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Dê là loại gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu bò. Tuổi động dục lần đầu của dê là 6 – 8 tháng, tuổi phối giống lứa đầu là 8 – 10 tháng. tuổi đẻ lứa đầu là 360 – 420 ngày.
Cũng giống như gia súc nhai lại khác, dê có dạ dày 4 túi, dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của dê, dê trưởng thành có dạ cỏ rất phát triển, chiếm tới 80 % khối lượng dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại khoảng 7 %. Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê cũng khác biệt so với gia súc nhai lại khác, có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Dê có thể ăn được nhiều loại thức ăn có độc tố, cay đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, cỏ bướm.
------------------
Một số tập tính khác biệt của dê.
-------------------
Dê có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng lại rất thích ăn lá cây, hoa và các loại cây lùm bụi, cây họ đậu, thân gỗ hạt dài. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi cây tiếp theo. Dê thich ăn các loại cây, cỏ ở độ cao 0,2 – 1,2 m, chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt là, thậm trí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon nhất mà ăn. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, là con vật có khả năng chịu khát rât giỏi (ví dụ một con dê nặng khoảng 18 – 20 kg thì một ngày mùa hè có khi chỉ uống khoảng 0, 5 – 0,7 lít nước).
Dê là con vật có tính khí bất thường và hiếu động, dê rất phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới. Dê vừa chạy nhảy vừa leo trèo rất giỏi, chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo rất nguy hiểm. Với sự nhanh leo nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất vì vậy ở những nơi có địa hình núi đá là điều kiện thích hợp để nuôi dê.
Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng dùng sừng húc vào mặt, vào đầu, vào bụng địch thủ. Những dê không sừng thi húc cả đầu, cuộc chiến có thể kéo dài hàng giờ. Khi gặp nguy hiểm đôi khi dê tỏ ra rất hung hăng, liều mạng nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất nhát dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê cũng là một con vật khá khôn ngoan, nó có khả năng nhớ được tên người chủ đặt cho (giống như chó và một số loại thú khác) để gọi. Nó nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào, nhiều khi dê phạm lỗi bị đánh đòn thì chúng không kêu nhưng khi bị đánh oan thì chúng kêu dữ dội để phản đối.
Dê thường sống tập trung thành từng đàn, mỗi con trong đàn có một vị trí xã hôi nhất định. Những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phải phục tùng những con có vị trí xã hội cao vì vậy trong đàn dê thường có con đầu đàn trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn đó. Ở trong đàn, dê rất yên tâm nhưng khi bị tách đàn riêng rẽ thì thường dê rất hoảng sợ. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, khác với loài gia súc khác, khi ngủ dê vẫn còn nhai lại. Khứu giác và thính giác của dê phát triển nên nó rất nhạy cảm với tiếng động dù nhỏ, ví dụ khi có tiếng chân người đi đến gần chuồng, chúng phát hiện được ngay và lao sao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng tự chịu đựng, dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi bị kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu vì vậy phải thật quan tâm tỉ mỉ mới phát hiện dê bị bệnh.
Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với chăn nuôi bò, nhất là bò sữa. Hiện nay giá một con bò sữa trung bình phải có giá khoảng 10 – 15 con dê giống nội. Dê sinh sản nhanh hơn trâu bò, nếu chăn nuôi một con dê cái mới sinh so với một bê cái thì sau khoảng 4 năm dê đã đẻ ra trên 20 con dê con. Dê yêu cầu ít thức ăn hơn, nhu cầu thức ăn 10 con dê tương đương như một con bò. Dê nho bé hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nó. Dê cần ít diện tích đồng cỏ do vậy có thể nuôi dê với số lượng nhiều. Nếu nuôi với số lượng ít thì có thể nuôi dê quanh vườn nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi rồi cắt cỏ, lá cho dê ăn cững được hoặc có thể kết hợp nuôi dê chăn thả dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây nông nghiệp.
Chăn nuôi dê trong nông nghiệp còn cung cấp một lượng phân bón cho cây trồng rất tôt, ở một số nơi phân dê còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cá và nuôi giun đất rất có giá trị. Nếu hộ nào có điều kiện chăn nuôi dê sữa thì sữa dê bao giờ cũng có giá trị cao hơn sữa bò, bán được đắt hơn, đây cũng là nguồn thu nhập hàng ngày giống như chăn bò sữa. Hiện tại sữa dê được người tiêu dùng ưa chuộng do vậy đầu ra cho sữa dê rất thuận lợi. Đối với dê thịt hiện nay cũng là một nguồn cung cấp thực phẩm rất lớn trên thị trường, Nhu cầu thực phẩm thịt dê chắc chắn trong những năm tới sẽ rất lớn, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ ngày càng thuận lợi hơn so với các nguồn thực phẩm khác.
Ở những vùng có nhiều đồi gò, vùng bán sơn địa thì chăn nuôi dê thịt có rất nhiều thuận lợi vì dê tự động đi ăn xa tại các vách núi, đồi gò, ăn các loại lá cây trên núi mà không mất nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng.
--------------------------
Một số đặc điêm sinh học của dê khác với gia súc khác.
--------------------------
Thông thượng trọng lượng sơ sinh của dê từ 2 – 3,5 kg, 3 tháng đạt 6 – 12 kg, 6 tháng đạt khoảng 10 – 12 kg, 1 năm đạt 20 – 30 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Dê là loại gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu bò. Tuổi động dục lần đầu của dê là 6 – 8 tháng, tuổi phối giống lứa đầu là 8 – 10 tháng. tuổi đẻ lứa đầu là 360 – 420 ngày.
Cũng giống như gia súc nhai lại khác, dê có dạ dày 4 túi, dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của dê, dê trưởng thành có dạ cỏ rất phát triển, chiếm tới 80 % khối lượng dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại khoảng 7 %. Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê cũng khác biệt so với gia súc nhai lại khác, có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Dê có thể ăn được nhiều loại thức ăn có độc tố, cay đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, cỏ bướm.
------------------
Một số tập tính khác biệt của dê.
-------------------
Dê có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng lại rất thích ăn lá cây, hoa và các loại cây lùm bụi, cây họ đậu, thân gỗ hạt dài. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi cây tiếp theo. Dê thich ăn các loại cây, cỏ ở độ cao 0,2 – 1,2 m, chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt là, thậm trí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon nhất mà ăn. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, là con vật có khả năng chịu khát rât giỏi (ví dụ một con dê nặng khoảng 18 – 20 kg thì một ngày mùa hè có khi chỉ uống khoảng 0, 5 – 0,7 lít nước).
Dê là con vật có tính khí bất thường và hiếu động, dê rất phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới. Dê vừa chạy nhảy vừa leo trèo rất giỏi, chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo rất nguy hiểm. Với sự nhanh leo nhẹn, khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất vì vậy ở những nơi có địa hình núi đá là điều kiện thích hợp để nuôi dê.
Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng dùng sừng húc vào mặt, vào đầu, vào bụng địch thủ. Những dê không sừng thi húc cả đầu, cuộc chiến có thể kéo dài hàng giờ. Khi gặp nguy hiểm đôi khi dê tỏ ra rất hung hăng, liều mạng nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất nhát dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Tuy nhiên dê cũng là một con vật khá khôn ngoan, nó có khả năng nhớ được tên người chủ đặt cho (giống như chó và một số loại thú khác) để gọi. Nó nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào, nhiều khi dê phạm lỗi bị đánh đòn thì chúng không kêu nhưng khi bị đánh oan thì chúng kêu dữ dội để phản đối.
Dê thường sống tập trung thành từng đàn, mỗi con trong đàn có một vị trí xã hôi nhất định. Những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí xã hội thấp phải phải phục tùng những con có vị trí xã hội cao vì vậy trong đàn dê thường có con đầu đàn trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn đó. Ở trong đàn, dê rất yên tâm nhưng khi bị tách đàn riêng rẽ thì thường dê rất hoảng sợ. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, khác với loài gia súc khác, khi ngủ dê vẫn còn nhai lại. Khứu giác và thính giác của dê phát triển nên nó rất nhạy cảm với tiếng động dù nhỏ, ví dụ khi có tiếng chân người đi đến gần chuồng, chúng phát hiện được ngay và lao sao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng tự chịu đựng, dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi bị kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu vì vậy phải thật quan tâm tỉ mỉ mới phát hiện dê bị bệnh.
0 Bình luận "Vì sao nhà nghèo nên nuôi dê?"