Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như những cây nấm đá, có hòn cao đến 10 mét. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu” nặng nề của chúng thật là thú vị. Chúng là kiệt tác của nhà điêu khắc nào vậy? Của nhà điêu khắc vô danh – gió trong sa mạc.
Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 centmét, trong đó phần cực lớn hầu như bay sát mặt đất.
Vì vậy khi những cơn gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới của tảng nham thạch cô lập giữa sa mạc bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá huỷ tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn sẽ diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, quá trình này dần dần hình thành nên “nấm đá” có phần trên thô lớn, phần dưới nhỏ.
Nếu phần dưới của nham thạch mềm, phần trên cứng chắc thì thậm chí ở những chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực trong tự nhiên khác, tảng nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.
Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 centmét, trong đó phần cực lớn hầu như bay sát mặt đất.
Vì vậy khi những cơn gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới của tảng nham thạch cô lập giữa sa mạc bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá huỷ tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn sẽ diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, quá trình này dần dần hình thành nên “nấm đá” có phần trên thô lớn, phần dưới nhỏ.
Nếu phần dưới của nham thạch mềm, phần trên cứng chắc thì thậm chí ở những chỗ không bị gió cát mài mòn, chỉ dưới tác dụng phá hoại của các lực trong tự nhiên khác, tảng nham thạch cũng sẽ bị tạc thành nấm đá.
0 Bình luận "Vì sao trong sa mạc có nấm đá?"