Bạn không thể tự điều khiển cơn ngáp của mình, khi bạn muốn ngáp, bạn không thể ngáp, còn khi ngáp, bạn có muốn ngăn nó lại cũng không được...
Khi buồn ngủ hay cơ thể cảm thấy mệt mỏi, con người ta thường hay ngáp, tại sao lại thế nhỉ?
Về khía cạnh khoa học, ngáp là một phản xạ vô điều kiện của cơ thể con người và nhiều loài động vật. Biểu hiện thông thường của phản xạ này là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên, tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát nước mắt xuống mũi nên có lúc bạn bị chảy nước mắt khi ngáp quá to.
Về khía cạnh khoa học, ngáp là một phản xạ vô điều kiện của cơ thể con người và nhiều loài động vật. Biểu hiện thông thường của phản xạ này là há miệng rộng và thở ra hơi thật dài. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên, tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát nước mắt xuống mũi nên có lúc bạn bị chảy nước mắt khi ngáp quá to.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ngáp vặt đến từ đâu. Tưởng chừng như đây là một câu hỏi thừa song điều này không phải ai cũng biết đâu nhé! Hiện tượng đơn giản này là trọng tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới và vô vàn kết luận đã được đưa ra.
Thông thường nhất, người ta thường ngáp lúc mới ngủ dậy. Hành động này thường kèm theo đó là vươn vai và co duỗi chân tay: Thật sảng khoái đón chào một ngày mới, phải không nào?
Thông thường nhất, người ta thường ngáp lúc mới ngủ dậy. Hành động này thường kèm theo đó là vươn vai và co duỗi chân tay: Thật sảng khoái đón chào một ngày mới, phải không nào?
Trường hợp thứ hai nhưng cũng rất phổ biến với những “teen” ham mê “nướng cháy” giường. Đó là hiện tượng ngáp vì uể oải, buồn ngủ. Ngáp khi ấy là để giúp cơ thể đưa một lượng không khí lớn hơn vào phổi. Lý do là bởi khi mệt mỏi, tốc độ lưu thông oxy trong máu chậm hơn, đồng thời khí cacbonic - tác nhân gây uể oải của cơ thể tăng cao. Nhiều oxy hơn đương nhiên sẽ giúp làm sạch phổi, tiếp thêm dưỡng khí cho não, vì thế cơn thèm ngủ sẽ tạm trôi qua và ta sẽ tập trung hơn.
Ngoài ra, mỗi lần trong giờ thuyết trình hay một buổi hội thảo buồn chán, không ít người sẽ cảm thấy uể oải, chán ngán vì phải ngồi thật lâu nghe những thứ không mấy hứng thú với bản thân mình. Khi đó, ngáp có vẻ như nhằm mục đích nói với người đang diễn thuyết: “Bài thuyết trình của ấy thật là… chán. Hãy mau kết thúc nó đi!” Ngáp trong lúc này chính là để cơ thể thích ứng với hoàn cảnh.
Nhiều nhà khoa học nhận thấy ngáp là một biện pháp để cho cơ thể giữ được tỉnh táo trong những trường hợp do tính đơn điệu của tình thế, của tác động bên ngoài. Minh chứng hùng hồn nhất là các “bác tài” thường ngáp nhiều hơn khi đi trên con đường bằng phẳng chứ không phải đường xấu.
Hai trường hợp ngáp tiếp theo có lẽ ít phổ biến hơn với các teen chúng mình. Đó là ngáp do ưu phiền hoặc đơn giản chỉ vì bạn… đói. Không mấy ai nhận ra điều này. Khi đói, ngoài việc bụng reo lên những tiếng ùng ục, cơ hoành và các cơ ổ bụng hoạt động mạnh hơn, ngáp cũng xuất hiện bất thình lình như thể kêu bạn đi ăn liền đó.
Hai trường hợp ngáp tiếp theo có lẽ ít phổ biến hơn với các teen chúng mình. Đó là ngáp do ưu phiền hoặc đơn giản chỉ vì bạn… đói. Không mấy ai nhận ra điều này. Khi đói, ngoài việc bụng reo lên những tiếng ùng ục, cơ hoành và các cơ ổ bụng hoạt động mạnh hơn, ngáp cũng xuất hiện bất thình lình như thể kêu bạn đi ăn liền đó.
Song, có lẽ trường hợp ngáp cuối cùng là đáng chú ý hơn cả. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người ngáp chưa? Khi ấy phản ứng của bạn ra sao? Trước khi bạn chê người ấy là bất lịch sự thì khả năng rất lớn xảy ra là bạn cũng… ngáp theo người ấy. Rồi người bạn thân đi cùng thấy bạn như vậy cũng bắt chước… ngáp theo. Đây là hiện tượng “ngáp vặt dây chuyền”. Một phản ứng cực kì thú vị, một người, hai người, cứ thế cả một loạt những người ngáp như hiệu ứng Domino vậy. Một nghiên cứu được tiến hành bởi giáo sư tâm lý học Rober Provine ở Đại học Maryland (Mỹ) trên sinh viên cho kết luận rằng, một người ngáp thường kéo theo từ 5-7 người ngáp theo.
Cơ chế của hiện tượng ngáp dây chuyền đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có lời giải xác đáng. Đó không phải là do não bạn thiếu oxy hay đói mà là một phản xạ không điều kiện phức tạp trong não. Bạn không thể tự điều khiển cơn ngáp của mình, khi bạn muốn ngáp, bạn không thể ngáp, còn khi ngáp, bạn có muốn ngăn nó lại cũng không được. Hình ảnh chụp não của những người đang ngáp cho thấy hoạt động não diễn ra tương đối mạnh trong khu vực liên quan tới sự bắt chước. Một giả thuyết cho rằng ngáp chính là một biểu hiện giao tiếp của người thượng cổ khi mà ngôn ngữ chưa ra đời. Ngáp giúp người với người ngầm hiểu với nhau rằng “tôi mệt” hay “bộ phim này thật nhạt nhẽo”…
Cơ thể chúng ta quả thật là kì diệu và phức tạp. Ngáp - một phản ứng dường như giản đơn song lại vô cùng thú vị khi khám phá sâu về nó. Các bạn có thể yên tâm một điều rằng, ngáp về cơ bản là phản ứng có lợi cho sức khỏe của cơ thể, nhất là em nhỏ. Nó còn đóng vai trò trong việc thông báo tình trạng cơ thể, thể hiện thái độ cảm xúc con người trong một chừng mực nào đó.
Cơ thể chúng ta quả thật là kì diệu và phức tạp. Ngáp - một phản ứng dường như giản đơn song lại vô cùng thú vị khi khám phá sâu về nó. Các bạn có thể yên tâm một điều rằng, ngáp về cơ bản là phản ứng có lợi cho sức khỏe của cơ thể, nhất là em nhỏ. Nó còn đóng vai trò trong việc thông báo tình trạng cơ thể, thể hiện thái độ cảm xúc con người trong một chừng mực nào đó.
0 Bình luận "Vì sao chúng mình hay ngáp vặt?"