Người nước ngoài có thể học được nhiều điều từ cách ứng xử tốt của người Nhật, nhưng không nhất thiết phải ăn Sushi hay ngủ trên chiếu Tatami. Theo tôi cấu trúc xã hội, hơn là văn hóa, đã giữ cho những nạn nhân ở những vùng có thảm họa của Nhật Bản hành động thật văn minh và lịch sự như họ đã thể hiện trong những ngày qua.
Đây là bài viết của Thomas Lifson đăng trên American Thinker ngày 15/3/2011. Thomas Lifson là biên tập viên và là người xuất bản Americal Thinker. Ông đã từng tham gia giảng dạy môn nghiên cứu Đông Á của Đại học Harvard. Ông cũng đã là giáo sư được mời sang làm việc ở Viện bảo tàng phong tục quốc gia của Nhật Bản.
Người dịch: Phạm Thị Xuân Mai, Phó Trưởng phòng Môi trường và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Những nhà quan sát nước ngoài đã rất tò mò và ngạc nhiên khi thấy người Nhật Bản ở vùng bị thiên tai đã không có những hành động tranh giành, cướp bóc cho dù là những thứ thiết yếu nhất cho con người như nước đóng chai. Cách ứng xử này hoàn toàn trái ngược với những gì thường xảy ra khi có thảm họa ở những nơi khác trên thế giới, có thể kể ra một vài ví dụ như ở Haiti, New Orleans, Chi-lê, Anh. Hầu hết mọi người đều có cái nhìn tốt về văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là tính lịch sự như truyền thuyết của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày.
Người nước ngoài có thể học được nhiều điều từ cách ứng xử tốt của người Nhật, nhưng không nhất thiết phải ăn Sushi hay ngủ trên chiếu Tatami. Theo tôi cấu trúc xã hội, hơn là văn hóa, đã giữ cho những nạn nhân ở những vùng có thảm họa của Nhật Bản hành động thật văn minh và lịch sự như họ đã thể hiện trong những ngày qua.
Nhiều năm trước, một giám đốc kinh doanh từng trải và thông minh người Nhật đã giải thích cho tôi tại sao người Nhật luôn giữ kỉ luật qua sự so sánh đáng nhớ sau. Theo vị giám đốc đó thì “Người Nhật giống như những hành khách trên một con tàu. Họ biết rằng họ phải gắn kết những người xung quanh cho một tương lai phía trước nên họ rất lịch sự và hành động để không tạo thêm kẻ thù, giữ cho mọi thứ trên cơ sở thân thiện và khoan dung. Còn người Mỹ thì giống như những hành khách đi trên một chuyến phà. Họ biết rằng sau cuộc hành trình ngắn họ sẽ lên bờ và có thể sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa. Vì vậy có vội chen bước lên bờ trước thì cũng chẳng để lại hậu quả gì và đó cũng thuộc bản năng của con người”.
Ở Nhật Bản dù sống ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya người dân vẫn biết rõ những người sống quanh họ, rất ít khi họ thờ ơ. Khi lần đầu tiên tôi đến Nhật Bản bằng visa làm việc và sống trong một chung cư ở Tokyo vào năm 1971, tôi đã được cảnh sát địa phương tới viếng thăm thân thiện. Đó hoàn toàn là vấn đề trách nhiệm vì cảnh sát khu vực phải biết rõ cư dân sống trong khu vực của họ và họ phải biết các số liệu cơ bản như công việc, tuổi tác, điều kiện sống của bạn. Trong trường hợp của tôi thì những giấy tờ nhập cư sẽ được lưu ý, nhưng với những người Nhật thì sẽ là một cuốn sổ hộ tịch (Koseki). Cuốn sổ đó sẽ ghi chép lại ngày sinh, nghề nghiệp, tình trạng kết hôn, ly hôn của từng thành viên, quan hệ với chủ hộ, số người còn, mất trong mỗi hộ gia đình. Mỗi người Nhật không chỉ là một cá nhân mà họ còn là thành viên của một gia đình, và trạng thái đó luôn được duy trì.
Sau khi có được những thông tin của tôi viên cảnh sát quay trở lại đồn để ghi chép lại những thông tin về tôi cho đồng nghiệp biết. Đối với một người Mỹ thì đó là sự xâm phạm quyền riêng tư nhưng ở Nhât Bản việc không giấu tên đã trở thành một chuẩn mực. Từ sau khi có sự viếng thăm của viên cảnh sát khu vực, các thương nhân địa phương bắt đầu chào tôi khi tôi đi ngang qua hoặc khi tôi từ ga tàu điện trở về, dường như họ biết tôi và chấp nhận tôi. Có thể viên cảnh sát đã nói với họ rằng tôi là một người Mỹ nói tiếng Nhật và sống hợp pháp ở đây. Sau một năm tôi đã trở thành thành viên của cộng đồng đó.
Động đất và sóng thần kinh hoàng đã xảy ra ở vùng Đông Bắc (Tohoku) của Nhật Bản. Đây là nơi đô thị hóa ít hơn các vùng khác của đảo chính Honshu, và đã chứng kiến sự ra đi của những người trẻ tuổi đến các thành phố lớn trên khắp nước Nhật. Trở lại thời kỳ phong kiến (trước năm 1868), vùng Đông Bắc nghèo hơn các vùng khác do khí hậu miền Bắc chỉ có thể canh tác một vụ lúa trong khi các vùng ấm áp hơn có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ một năm. Từ sau khi Nhật Bản công nghiệp hóa, cái nghèo tương đối của vùng Đông Bắc đã giảm, nhưng kinh tế vẫn phát triển chậm, mang tính chất thôn quê nhiều hơn và ít có sự nhập cư từ nơi khác đến.
Sendai, thành phố lớn của vùng Đông Bắc có 1 triệu dân, rất thanh bình và có một hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện. Ở đây người ta biết đến những người xung quanh nhiều hơn. Sống trong những thành phố nhỏ và những vùng thôn quê thì những hành động khiếm nhã hoặc lệch lạc khó xảy ra vì nếu có thì tất cả mọi người đều biết.
Các nhà nhân chủng học cho rằng “Văn hóa xấu hổ” tương phản với “văn hóa tội lỗi” ở Nhật Bản. Hành động của mỗi người chịu sự ràng buộc bởi sự đánh giá của những người xung quanh hơn là việc chủ động tiếp thu những phong tục. Phần lớn người Nhật hiện đại rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân và điều đó được thể hiện ngay trong những nghi lễ của cuộc sống hiện đại cho trẻ em. Khi một đứa trẻ nhặt được của rơi, thậm chí là đồng xu 1 yên thì bố hay mẹ đứa trẻ sẽ dẫn nó đến đồn cảnh sát gần đó và báo cho họ biết đồ vật mà đứa bé nhặt được. Cảnh sát sẽ nghiêm túc điền vào một mẫu nhất định, cám ơn đứa trẻ và nói với nó rằng nếu như người đánh rơi không đến báo đồ vật đã mất thì vật đó sẽ trả lại cho người đã tìm được sau một khoảng thời gian nào đó. Việc này có thể sẽ làm mất thời gian nhưng đã góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho mọi người.
Có lẽ người Nhật Bản thành công hơn những người ở nơi khác của thế giới là do họ đã vận hành một chế độ xã hội trong đó duy trì được trật tự và cách ứng xử tốt. Sức sống mạnh mẽ của một xã hội đã khiến cho Nhật Bản vượt qua sự điêu tàn sau chiến tranh Thế giới thứ hai. So với thời đó thì những vấn đề hiện nay dù là rất lớn và rất đau buồn rốt cuộc lại là nhỏ. Nhật Bản đang phải chịu thảm họa lớn nhưng trật tự xã hội lành mạnh vẫn sẽ được duy trì và ngày càng phát triển.
Đây là bài viết của Thomas Lifson đăng trên American Thinker ngày 15/3/2011. Thomas Lifson là biên tập viên và là người xuất bản Americal Thinker. Ông đã từng tham gia giảng dạy môn nghiên cứu Đông Á của Đại học Harvard. Ông cũng đã là giáo sư được mời sang làm việc ở Viện bảo tàng phong tục quốc gia của Nhật Bản.
Người dịch: Phạm Thị Xuân Mai, Phó Trưởng phòng Môi trường và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Những nhà quan sát nước ngoài đã rất tò mò và ngạc nhiên khi thấy người Nhật Bản ở vùng bị thiên tai đã không có những hành động tranh giành, cướp bóc cho dù là những thứ thiết yếu nhất cho con người như nước đóng chai. Cách ứng xử này hoàn toàn trái ngược với những gì thường xảy ra khi có thảm họa ở những nơi khác trên thế giới, có thể kể ra một vài ví dụ như ở Haiti, New Orleans, Chi-lê, Anh. Hầu hết mọi người đều có cái nhìn tốt về văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là tính lịch sự như truyền thuyết của người Nhật trong cuộc sống hàng ngày.
Người nước ngoài có thể học được nhiều điều từ cách ứng xử tốt của người Nhật, nhưng không nhất thiết phải ăn Sushi hay ngủ trên chiếu Tatami. Theo tôi cấu trúc xã hội, hơn là văn hóa, đã giữ cho những nạn nhân ở những vùng có thảm họa của Nhật Bản hành động thật văn minh và lịch sự như họ đã thể hiện trong những ngày qua.
Nhiều năm trước, một giám đốc kinh doanh từng trải và thông minh người Nhật đã giải thích cho tôi tại sao người Nhật luôn giữ kỉ luật qua sự so sánh đáng nhớ sau. Theo vị giám đốc đó thì “Người Nhật giống như những hành khách trên một con tàu. Họ biết rằng họ phải gắn kết những người xung quanh cho một tương lai phía trước nên họ rất lịch sự và hành động để không tạo thêm kẻ thù, giữ cho mọi thứ trên cơ sở thân thiện và khoan dung. Còn người Mỹ thì giống như những hành khách đi trên một chuyến phà. Họ biết rằng sau cuộc hành trình ngắn họ sẽ lên bờ và có thể sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa. Vì vậy có vội chen bước lên bờ trước thì cũng chẳng để lại hậu quả gì và đó cũng thuộc bản năng của con người”.
Ở Nhật Bản dù sống ở những thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya người dân vẫn biết rõ những người sống quanh họ, rất ít khi họ thờ ơ. Khi lần đầu tiên tôi đến Nhật Bản bằng visa làm việc và sống trong một chung cư ở Tokyo vào năm 1971, tôi đã được cảnh sát địa phương tới viếng thăm thân thiện. Đó hoàn toàn là vấn đề trách nhiệm vì cảnh sát khu vực phải biết rõ cư dân sống trong khu vực của họ và họ phải biết các số liệu cơ bản như công việc, tuổi tác, điều kiện sống của bạn. Trong trường hợp của tôi thì những giấy tờ nhập cư sẽ được lưu ý, nhưng với những người Nhật thì sẽ là một cuốn sổ hộ tịch (Koseki). Cuốn sổ đó sẽ ghi chép lại ngày sinh, nghề nghiệp, tình trạng kết hôn, ly hôn của từng thành viên, quan hệ với chủ hộ, số người còn, mất trong mỗi hộ gia đình. Mỗi người Nhật không chỉ là một cá nhân mà họ còn là thành viên của một gia đình, và trạng thái đó luôn được duy trì.
Sau khi có được những thông tin của tôi viên cảnh sát quay trở lại đồn để ghi chép lại những thông tin về tôi cho đồng nghiệp biết. Đối với một người Mỹ thì đó là sự xâm phạm quyền riêng tư nhưng ở Nhât Bản việc không giấu tên đã trở thành một chuẩn mực. Từ sau khi có sự viếng thăm của viên cảnh sát khu vực, các thương nhân địa phương bắt đầu chào tôi khi tôi đi ngang qua hoặc khi tôi từ ga tàu điện trở về, dường như họ biết tôi và chấp nhận tôi. Có thể viên cảnh sát đã nói với họ rằng tôi là một người Mỹ nói tiếng Nhật và sống hợp pháp ở đây. Sau một năm tôi đã trở thành thành viên của cộng đồng đó.
Động đất và sóng thần kinh hoàng đã xảy ra ở vùng Đông Bắc (Tohoku) của Nhật Bản. Đây là nơi đô thị hóa ít hơn các vùng khác của đảo chính Honshu, và đã chứng kiến sự ra đi của những người trẻ tuổi đến các thành phố lớn trên khắp nước Nhật. Trở lại thời kỳ phong kiến (trước năm 1868), vùng Đông Bắc nghèo hơn các vùng khác do khí hậu miền Bắc chỉ có thể canh tác một vụ lúa trong khi các vùng ấm áp hơn có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ một năm. Từ sau khi Nhật Bản công nghiệp hóa, cái nghèo tương đối của vùng Đông Bắc đã giảm, nhưng kinh tế vẫn phát triển chậm, mang tính chất thôn quê nhiều hơn và ít có sự nhập cư từ nơi khác đến.
Sendai, thành phố lớn của vùng Đông Bắc có 1 triệu dân, rất thanh bình và có một hệ thống tàu điện ngầm thuận tiện. Ở đây người ta biết đến những người xung quanh nhiều hơn. Sống trong những thành phố nhỏ và những vùng thôn quê thì những hành động khiếm nhã hoặc lệch lạc khó xảy ra vì nếu có thì tất cả mọi người đều biết.
Các nhà nhân chủng học cho rằng “Văn hóa xấu hổ” tương phản với “văn hóa tội lỗi” ở Nhật Bản. Hành động của mỗi người chịu sự ràng buộc bởi sự đánh giá của những người xung quanh hơn là việc chủ động tiếp thu những phong tục. Phần lớn người Nhật hiện đại rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân và điều đó được thể hiện ngay trong những nghi lễ của cuộc sống hiện đại cho trẻ em. Khi một đứa trẻ nhặt được của rơi, thậm chí là đồng xu 1 yên thì bố hay mẹ đứa trẻ sẽ dẫn nó đến đồn cảnh sát gần đó và báo cho họ biết đồ vật mà đứa bé nhặt được. Cảnh sát sẽ nghiêm túc điền vào một mẫu nhất định, cám ơn đứa trẻ và nói với nó rằng nếu như người đánh rơi không đến báo đồ vật đã mất thì vật đó sẽ trả lại cho người đã tìm được sau một khoảng thời gian nào đó. Việc này có thể sẽ làm mất thời gian nhưng đã góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho mọi người.
Có lẽ người Nhật Bản thành công hơn những người ở nơi khác của thế giới là do họ đã vận hành một chế độ xã hội trong đó duy trì được trật tự và cách ứng xử tốt. Sức sống mạnh mẽ của một xã hội đã khiến cho Nhật Bản vượt qua sự điêu tàn sau chiến tranh Thế giới thứ hai. So với thời đó thì những vấn đề hiện nay dù là rất lớn và rất đau buồn rốt cuộc lại là nhỏ. Nhật Bản đang phải chịu thảm họa lớn nhưng trật tự xã hội lành mạnh vẫn sẽ được duy trì và ngày càng phát triển.
0 Bình luận " Tại sao người Nhật không hôi của hay cướp bóc?"