Người Nhật giờ rất hiếm khi ăn thịt cá voi nhưng vẫn có cả hạm đội tàu đi săn cá voi ở tận Nam Cực, bất chấp phản đối của các tổ chức phi chính phủ và căng thẳng ngoại giao với một số quốc gia vì vấn đề này. Tại sao lại như vậy?
Nhật Bản có lịch sử săn cá voi lâu đời. Theo trang Animal Planet, có đến gần chục địa phương Nhật Bản có lịch sử săn cá voi hàng trăm năm, khi đó người ta dồn cá vào lưới, dùng gươm dài hoặc một thanh gỗ đâm vào lỗ phun nước trên đầu cá.
Vào thế kỷ 20, hoạt động săn cá voi ven bờ biển Nhật được tăng cường với sự trợ giúp của các tàu hơi nước và súng bắn móc lao. Đến năm 1934, Nhật Bản mở rộng phạm vi săn cá voi đến tận Nam Cực. Cá voi là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với người dân Nhật trong và sau Thế chiến thứ hai.
Theo tạp chí Wired của Mỹ, sau Thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ. Thức ăn và đặc biệt là thịt cực kỳ thiếu thốn. Do đó, tướng Douglas MacArthur, người đã điều hành Nhật Bản trong suốt thời gian quân đồng minh chiếm đóng thời hậu chiến tranh, đã quyết định người Nhật nên nhận lấy protein từ biển.
Trong năm 1946, ông đã chỉ đạo hai tàu chở dầu quân đội cải hoán thành hai tàu săn cá voi khổng lồ và giúp mở ra một kỷ nguyên mới của ngành săn cá voi ở Nhật Bản. Một thế hệ trẻ em Nhật trưởng thành từ việc ăn thịt cá voi trong các bữa ăn trưa ở trường học.
Nhưng thời gian đã trôi qua và mọi thứ đều thay đổi.
Khi Nhật Bản nối lại hoạt động săn cá voi bất chấp lệnh cấm quốc tế, nước này đã tự đặt mình vào một chiến tuyến với một bên còn lại là người Mỹ, Úc, New Zealand và thực sự là hầu hết người dân trên thế giới. Uỷ ban Cá voi quốc tế đã cấm săn cá voi cho mục đích thương mại kể từ năm 1986, ngoại trừ săn cá voi phục vụ hoạt động nghiên cứu. Nhật Bản đã tuân thủ lệnh này, nếu nói theo đúng tinh thần của lệnh cấm thì ngoại trừ họ vẫn giết 333 con cá voi mỗi năm theo kế hoạch để phục vụ nghiên cứu thuần tuý (Iceland và Na Uy thì phản đối lệnh này và tiếp tục săn cá voi thương mại mà không cần sử dụng đến cớ phục vụ khoa học).
Giả sử không tin vào cái cớ phục vụ khoa học, bạn có thể kết luận rằng thịt cá voi là một phần quan trọng trong đời sống ẩm thực của người Nhật.
Nhưng không phải thế. Thực tế săn cá voi quy mô nhỏ là truyền thống ở một số địa phương Nhật Bản, nhưng thịt cá voi thì chỉ phổ biến thời hậu chiến tranh mà thôi. Vì thế, với người già, “thịt cá voi giống như thực phẩm hoài niệm”, theo giáo sư Katarzyna Cwiertka chuyên về nghiên cứu Nhật Bản và là tác giả cuốn “Ẩm thực Nhật Bản hiện đại: Thực phẩm, sức mạnh và nhận diện quốc gia”.
Dù vậy, với những người khác thì thịt cá voi là thứ gì đó đáng tò mò hơn. “Tôi là một trong số những đứa trẻ được hưởng lợi từ thịt cá voi rẻ. Tuy nhiên, các con tôi không có chút trải nghiệm nào như vậy”, giáo sư nông học Kazuhiko Kobayashi nói, “Điều này có nghĩa là cá voi đã mất vị trí trong các loại thịt thực phẩm và sẽ thuộc về loại thực phẩm kỳ lạ đối với phần lớn người dân Nhật”. Theo một cuộc bỏ phiếu do Tổ chức Hoà bình xanh tổ chức và Trung tâm nghiên cứu Nippon Research Centre thực hiện có đến 95% người Nhật rất hiếm khi hoặc chưa bao giờ ăn thịt cá voi. Và lượng thịt cá voi đông lạnh được chất trong kho ở Nhật đã tăng gấp đôi lên đến 4.600 tấn từ năm 2002-2012.
Ngay cả cựu chuyên gia đàm phán săn cá voi của Nhật, ông Komatsu Masayuki, cũng từng nói ông chưa bao giờ thử thịt cá voi trước khi nhận nhiệm vụ. “Tôi phải tự buộc mình ăn thịt cá voi bởi vì tôi không biết vị của nó. Thịt cá voi rất ngon. Nhưng tôi không phải là người cuồng thịt cá voi”, ông nói.
Ông Masayuki vẫn chê trách Uỷ ban Cá voi quốc tế vì đã “áp đặt quan điểm cảm tính sai lầm của mình lên hành xử của người Nhật”.
Vậy thì điều gì thực sự phía sau việc chống lại lệnh cấm săn cá voi? Từ góc độ quan điểm của người Nhật, cấm săn cá voi trước khi cấm giết các động vật khác là hơi phi lôgic. Nếu lý lẽ của bạn là để bảo tồn loài cá voi thì loài cá ngừ vây xanh – một phần quan trọng hơn trong chế độ ăn uống của người Nhật – còn nguy cấp hơn nhiều. (Cá voi lưng xám – loài cá voi người Nhật thường săn – thậm chí còn không bị đe doạ tuyệt chủng dù Uỷ ban Cá voi tuyên bố số cá voi lưng xám đã giảm trong những thập kỷ gần đây).
Nếu bạn tranh luận săn cá voi là độc ác, thì các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm cũng chẳng kém gì. Nếu tranh luận cá voi thông minh, gần gũi với loài người (đi biển), thì chó hay heo cũng vậy. Tất nhiên, không có biện luận nào về việc ăn cá voi, nhưng rõ ràng với người Nhật các lý do bảo vệ cá voi chưa chặt chẽ.
Vì vậy, “cứu lấy cá voi” có thể là không hợp lý, cũng như cứu lấy gấu trúc, gấu Bắc cực hay bất kỳ loài động vật có vú dễ thương nào khác. Các nhà hoạt động hành động mang tính biểu tượng. Cá voi trở thành biểu tượng đối với các nhóm bảo vệ môi trường như Tổ chức Hoà bình xanh cũng như là biểu tượng đối với người Nhật. Ông Kobayashi nói những người nước ngoài chỉ trích mạnh mẽ việc săn cá voi là đang công kích các giá trị truyền thống. Và hơn cả, không ai được phép chỉ trích văn hoá ẩm thực của người khác.
Chính phủ Nhật vẫn trợ cấp lớn cho việc săn cá voi, lên đến 50 triệu USD/ năm. Thái độ người Nhật đối với việc săn cá voi là coi đây là vấn đề hãnh diện quốc gia, chứ không phải là một nguồn cung thực phẩm. Hầu hết những người trong chính phủ Nhật đều là người lớn tuổi – tức là ở thời học sinh ăn thịt cá voi khi còn đi học.
Nhưng thịt cá voi đã giảm, dù có hay không lệnh cấm đánh bắt cá voi. Kế hoạch giết 333 con cá voi mỗi năm thực ra đã là giảm đáng kể từ kế hoạch 1.000 con trước đây.
Nhật Bản có lịch sử săn cá voi lâu đời. Theo trang Animal Planet, có đến gần chục địa phương Nhật Bản có lịch sử săn cá voi hàng trăm năm, khi đó người ta dồn cá vào lưới, dùng gươm dài hoặc một thanh gỗ đâm vào lỗ phun nước trên đầu cá.
Vào thế kỷ 20, hoạt động săn cá voi ven bờ biển Nhật được tăng cường với sự trợ giúp của các tàu hơi nước và súng bắn móc lao. Đến năm 1934, Nhật Bản mở rộng phạm vi săn cá voi đến tận Nam Cực. Cá voi là một nguồn thực phẩm quan trọng đối với người dân Nhật trong và sau Thế chiến thứ hai.
Theo tạp chí Wired của Mỹ, sau Thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng kiệt quệ. Thức ăn và đặc biệt là thịt cực kỳ thiếu thốn. Do đó, tướng Douglas MacArthur, người đã điều hành Nhật Bản trong suốt thời gian quân đồng minh chiếm đóng thời hậu chiến tranh, đã quyết định người Nhật nên nhận lấy protein từ biển.
Trong năm 1946, ông đã chỉ đạo hai tàu chở dầu quân đội cải hoán thành hai tàu săn cá voi khổng lồ và giúp mở ra một kỷ nguyên mới của ngành săn cá voi ở Nhật Bản. Một thế hệ trẻ em Nhật trưởng thành từ việc ăn thịt cá voi trong các bữa ăn trưa ở trường học.
Nhưng thời gian đã trôi qua và mọi thứ đều thay đổi.
Khi Nhật Bản nối lại hoạt động săn cá voi bất chấp lệnh cấm quốc tế, nước này đã tự đặt mình vào một chiến tuyến với một bên còn lại là người Mỹ, Úc, New Zealand và thực sự là hầu hết người dân trên thế giới. Uỷ ban Cá voi quốc tế đã cấm săn cá voi cho mục đích thương mại kể từ năm 1986, ngoại trừ săn cá voi phục vụ hoạt động nghiên cứu. Nhật Bản đã tuân thủ lệnh này, nếu nói theo đúng tinh thần của lệnh cấm thì ngoại trừ họ vẫn giết 333 con cá voi mỗi năm theo kế hoạch để phục vụ nghiên cứu thuần tuý (Iceland và Na Uy thì phản đối lệnh này và tiếp tục săn cá voi thương mại mà không cần sử dụng đến cớ phục vụ khoa học).
Giả sử không tin vào cái cớ phục vụ khoa học, bạn có thể kết luận rằng thịt cá voi là một phần quan trọng trong đời sống ẩm thực của người Nhật.
Nhưng không phải thế. Thực tế săn cá voi quy mô nhỏ là truyền thống ở một số địa phương Nhật Bản, nhưng thịt cá voi thì chỉ phổ biến thời hậu chiến tranh mà thôi. Vì thế, với người già, “thịt cá voi giống như thực phẩm hoài niệm”, theo giáo sư Katarzyna Cwiertka chuyên về nghiên cứu Nhật Bản và là tác giả cuốn “Ẩm thực Nhật Bản hiện đại: Thực phẩm, sức mạnh và nhận diện quốc gia”.
Dù vậy, với những người khác thì thịt cá voi là thứ gì đó đáng tò mò hơn. “Tôi là một trong số những đứa trẻ được hưởng lợi từ thịt cá voi rẻ. Tuy nhiên, các con tôi không có chút trải nghiệm nào như vậy”, giáo sư nông học Kazuhiko Kobayashi nói, “Điều này có nghĩa là cá voi đã mất vị trí trong các loại thịt thực phẩm và sẽ thuộc về loại thực phẩm kỳ lạ đối với phần lớn người dân Nhật”. Theo một cuộc bỏ phiếu do Tổ chức Hoà bình xanh tổ chức và Trung tâm nghiên cứu Nippon Research Centre thực hiện có đến 95% người Nhật rất hiếm khi hoặc chưa bao giờ ăn thịt cá voi. Và lượng thịt cá voi đông lạnh được chất trong kho ở Nhật đã tăng gấp đôi lên đến 4.600 tấn từ năm 2002-2012.
Ngay cả cựu chuyên gia đàm phán săn cá voi của Nhật, ông Komatsu Masayuki, cũng từng nói ông chưa bao giờ thử thịt cá voi trước khi nhận nhiệm vụ. “Tôi phải tự buộc mình ăn thịt cá voi bởi vì tôi không biết vị của nó. Thịt cá voi rất ngon. Nhưng tôi không phải là người cuồng thịt cá voi”, ông nói.
Món sashimi cá voi. |
Ông Masayuki vẫn chê trách Uỷ ban Cá voi quốc tế vì đã “áp đặt quan điểm cảm tính sai lầm của mình lên hành xử của người Nhật”.
Vậy thì điều gì thực sự phía sau việc chống lại lệnh cấm săn cá voi? Từ góc độ quan điểm của người Nhật, cấm săn cá voi trước khi cấm giết các động vật khác là hơi phi lôgic. Nếu lý lẽ của bạn là để bảo tồn loài cá voi thì loài cá ngừ vây xanh – một phần quan trọng hơn trong chế độ ăn uống của người Nhật – còn nguy cấp hơn nhiều. (Cá voi lưng xám – loài cá voi người Nhật thường săn – thậm chí còn không bị đe doạ tuyệt chủng dù Uỷ ban Cá voi tuyên bố số cá voi lưng xám đã giảm trong những thập kỷ gần đây).
Nếu bạn tranh luận săn cá voi là độc ác, thì các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm cũng chẳng kém gì. Nếu tranh luận cá voi thông minh, gần gũi với loài người (đi biển), thì chó hay heo cũng vậy. Tất nhiên, không có biện luận nào về việc ăn cá voi, nhưng rõ ràng với người Nhật các lý do bảo vệ cá voi chưa chặt chẽ.
Vì vậy, “cứu lấy cá voi” có thể là không hợp lý, cũng như cứu lấy gấu trúc, gấu Bắc cực hay bất kỳ loài động vật có vú dễ thương nào khác. Các nhà hoạt động hành động mang tính biểu tượng. Cá voi trở thành biểu tượng đối với các nhóm bảo vệ môi trường như Tổ chức Hoà bình xanh cũng như là biểu tượng đối với người Nhật. Ông Kobayashi nói những người nước ngoài chỉ trích mạnh mẽ việc săn cá voi là đang công kích các giá trị truyền thống. Và hơn cả, không ai được phép chỉ trích văn hoá ẩm thực của người khác.
Chính phủ Nhật vẫn trợ cấp lớn cho việc săn cá voi, lên đến 50 triệu USD/ năm. Thái độ người Nhật đối với việc săn cá voi là coi đây là vấn đề hãnh diện quốc gia, chứ không phải là một nguồn cung thực phẩm. Hầu hết những người trong chính phủ Nhật đều là người lớn tuổi – tức là ở thời học sinh ăn thịt cá voi khi còn đi học.
Nhưng thịt cá voi đã giảm, dù có hay không lệnh cấm đánh bắt cá voi. Kế hoạch giết 333 con cá voi mỗi năm thực ra đã là giảm đáng kể từ kế hoạch 1.000 con trước đây.
0 Bình luận "Tại sao người Nhật vẫn săn cá voi?"