Vì sao nước Mỹ là nước giàu có nhất thế giới? Chủ yếu là bởi vì chính phủ, hay nhờ vào những nhà doanh nhân và khởi nghiệp? Nhà sử học Burt Folsom của Đại Học Hilldales giải thích.
Mỹ là nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Nó đã như vậy cho rất lâu – hơn 100 năm rồi – đến mức chúng ta đã coi đó là hiển nhiên. Nhưng điều này xảy ra bằng cách nào? Đương nhiên, có rất nhiều câu trả lời.
Một câu trả lời là nước Mỹ coi trọng thị trường tự do hơn sự kiểm soát của chính phủ trong nền kinh tế. Nhưng đây là một điều ít khi nào được nhắc đến: nó không bắt đầu như vậy. Trước khi đất nước đặt niềm tin vào thị trường tự do, nó đã tin tưởng vào chính phủ để thực hiện những quyết định kinh doanh quan trọng. Hoặc nói một cách khác, chỉ khi chính phủ đã thất bại liên tục để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chỉ sau khi doanh nghiệp tư nhân đã thành công nơi chính phủ đã thất bại, nước Mỹ mới bắt đầu phát triển một nền kinh tế đánh bại thế giới.
Hãy nhìn vào ba ví dụ tiêu biểu: vào năm 1808 John Jacob Astor đã thành lập công ty American Fur Company và quảng bá áo lông Mỹ vòng quanh thế giới. Người Châu Âu yêu mến cái nón hải ly vì sự ấp áp và độ bền của nó. Astor đã đưa họ thứ họ muốn. Thay vì để ngành kinh doanh áo lông vào tay những nhà kinh doanh có khả năng như Astor, chính phủ lại quyết định rằng họ muốn tham gia vào lĩnh vực đó.
Vì vậy, nó đã bảo trợ công ty áo lông riêng của nó, được điều hành bởi một nhà quan chức tự phong tên Thomas McKenney. Đáng lẽ ra McKenney đã phải thắng cuộc đua. Suy cho cùng, ông ta có sự hỗ trợ của chính phủ liên bang sau lưng mình Nhưng trong khi Astor sử dụng hàng trăm người và vẫn kiếm được phần lời nhỏ, công ty của McKenney đã thua lỗ năm này đến năm khác. Cuối cùng, Quốc Hội vào năm 1822 đã nhận ra thực tế và chấm dứt khoản bảo trợ của họ cho McKenney và các cộng sự của ông ta.
Một tình huống tương tự cũng đã xảy ra vào thập niên 1840s quanh cái máy điện báo. Máy điện báo là bước đầu tiên hướng đến sự liên lạc trực tiếp mà chúng ta đang có vào ngày nay. Được sáng chế ra bởi Samuel Morse, máy điện báo truyền âm thanh – như những dấu chấm và dấu gạch ngang đại diện cho các chữ trong bảng chữ cái. Morse, một người lý tưởng hơn là một nhà kinh doanh, đã đồng ý để cho chính phủ sở hữu và điều hành máy điện báo vì “lợi ích quốc gia.”
Nhưng chính phủ lại dần thua lỗ tiền bạc mỗi năm khi nó điều hành máy điện báo. Trong năm 1845, chi phí cho máy điện báo đã nhiều hơn doanh thu gấp 6 lần và đôi lúc là gấp 10 lần. Vì không thấy giá trị nào trong sáng chế đó, Quốc Hội đã đưa máy thua-tiền đó vào tay doanh nghiệp tư nhân. Trong tay của các nhà kinh doanh, lĩnh vực đó đã bắt đầu.
Các nhà quảng bá cho máy điện báo đã cho giới truyền thông thấy rằng nó có thể báo cáo ngay lập tức các câu chuyện đang xảy ra cách hàng trăm dặm. Các nhân viên ngân hàng, các nhà môi giới cổ phiếu và các công ty bảo hiểm đã thấy được rằng họ có thể theo dõi các khoản đầu tư của họ dù ở gần hay xa.
Khi chất lượng của dịch vụ được nâng cấp, các đường dây điện báo đã được xây trên khắp đất nước – từ 40 dặm dây điện vào năm 1846 cho đến 23,000 dặm vào năm 1852. Đến thập niên 1860, nước Mỹ đã có một đường dây điện báo xuyên châu lục. Và vào cuối thập niên đó các doanh nhân đã xây một đường dây điện báo xuyên qua biển Đại Tây Dương.
Vì sao chính phủ Mỹ lại không thể kiếm lời từ thứ mà Morse đã chế ra? Một phần của câu trả lời là các động lực cho các nhà quan chức rất khác biệt so với động lực của các nhà kinh doanh. Khi chính phủ điều hành máy điện báo, các quan chức ở Washington đã không nhận được bất cứ phần lời nào từ những tin nhắn mà họ đã gửi, và số tiền mà họ đã thua lỗ là tiền của người đóng thuế, chứ không phải của họ. Cho nên các quan chức chính phủ không có động lực gì để nâng cấp dịch vụ, để tìm những khách hàng mới, hoặc nới rộng nó đến nhiều thành phố hơn.
Nhưng các doanh nhân như Ezra Cornell, người sáng lập ra Western Union, đã làm điều đó. Rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn đồng nghĩa với việc có nhiều khách hàng và lợi nhuận hơn. Chỉ 15 năm sau khi Quốc Hội đã tư nhân hóa máy điện báo, cả chỉ phí của việc xây dựng và giá tiền cho dịch vụ liên kết với những thành phố lớn đã giảm xuống gần 1 phần 10 của giá cả ban đầu được thiết lập bởi Washington.
Trong ngành kinh doanh tàu nước, chúng ta lại chứng kiến câu chuyện được lặp lại lần nữa. Trong thập niên 1840, việc di chuyển bằng tàu nước thường xuyên đã bắt đầu giữa New York và Anh. Chính phủ đã đặt cược vào nhà sở hữu tàu Edward Collins, một người có kỹ năng tốt hơn trong việc vận động chính trị hơn là kinh doanh.
Trong khi Quốc Hội đã chi trả cho Collins, Cornelius Vanderbilt đã bắt đầu công ty tàu nước riêng của ông ta. Vanderbilt đã giảm chi phí vận chuyển, chứa các con tàu của ông ta với những khách hàng khao khát, và xây dựng một công ty thành công rực rỡ, và sau đó đã bỏ xa ông Collins.
Collins đã thất bại bởi vì ông ta không cảm thấy sự cần thiết để tiến bộ, hoặc thậm chí cung cấp dịch vụ an toàn và thường xuyên (để ví dụ, 2 trong 4 con tàu của ông ta đã chìm, giết chết hàng trăm khách hàng). Nếu ông ta đã thua lỗ, sẽ luôn có một chính trị gia khác để đi xin lại. Vanderbilt, thì ngược lại, phải phục vụ các khách hàng của ông ta còn không thì ông ta đã mất công ty của mình.
Bạn nghĩ rằng chúng ta đã học bài đó cho đến bây giờ: sự thịnh vượng kinh tế đến từ thị trường tự do, chứ không phải từ sự bảo trợ chính phủ. Nhưng nó là một bài học chúng ta phải học mỗi thế hệ. Tôi là Burton Folsom, Giáo Sư Môn Lịch Sử tại Đại Học Hilldales, cho Đại Học Prager.
Mỹ là nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Nó đã như vậy cho rất lâu – hơn 100 năm rồi – đến mức chúng ta đã coi đó là hiển nhiên. Nhưng điều này xảy ra bằng cách nào? Đương nhiên, có rất nhiều câu trả lời.
Một câu trả lời là nước Mỹ coi trọng thị trường tự do hơn sự kiểm soát của chính phủ trong nền kinh tế. Nhưng đây là một điều ít khi nào được nhắc đến: nó không bắt đầu như vậy. Trước khi đất nước đặt niềm tin vào thị trường tự do, nó đã tin tưởng vào chính phủ để thực hiện những quyết định kinh doanh quan trọng. Hoặc nói một cách khác, chỉ khi chính phủ đã thất bại liên tục để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chỉ sau khi doanh nghiệp tư nhân đã thành công nơi chính phủ đã thất bại, nước Mỹ mới bắt đầu phát triển một nền kinh tế đánh bại thế giới.
Hãy nhìn vào ba ví dụ tiêu biểu: vào năm 1808 John Jacob Astor đã thành lập công ty American Fur Company và quảng bá áo lông Mỹ vòng quanh thế giới. Người Châu Âu yêu mến cái nón hải ly vì sự ấp áp và độ bền của nó. Astor đã đưa họ thứ họ muốn. Thay vì để ngành kinh doanh áo lông vào tay những nhà kinh doanh có khả năng như Astor, chính phủ lại quyết định rằng họ muốn tham gia vào lĩnh vực đó.
Vì vậy, nó đã bảo trợ công ty áo lông riêng của nó, được điều hành bởi một nhà quan chức tự phong tên Thomas McKenney. Đáng lẽ ra McKenney đã phải thắng cuộc đua. Suy cho cùng, ông ta có sự hỗ trợ của chính phủ liên bang sau lưng mình Nhưng trong khi Astor sử dụng hàng trăm người và vẫn kiếm được phần lời nhỏ, công ty của McKenney đã thua lỗ năm này đến năm khác. Cuối cùng, Quốc Hội vào năm 1822 đã nhận ra thực tế và chấm dứt khoản bảo trợ của họ cho McKenney và các cộng sự của ông ta.
Một tình huống tương tự cũng đã xảy ra vào thập niên 1840s quanh cái máy điện báo. Máy điện báo là bước đầu tiên hướng đến sự liên lạc trực tiếp mà chúng ta đang có vào ngày nay. Được sáng chế ra bởi Samuel Morse, máy điện báo truyền âm thanh – như những dấu chấm và dấu gạch ngang đại diện cho các chữ trong bảng chữ cái. Morse, một người lý tưởng hơn là một nhà kinh doanh, đã đồng ý để cho chính phủ sở hữu và điều hành máy điện báo vì “lợi ích quốc gia.”
Nhưng chính phủ lại dần thua lỗ tiền bạc mỗi năm khi nó điều hành máy điện báo. Trong năm 1845, chi phí cho máy điện báo đã nhiều hơn doanh thu gấp 6 lần và đôi lúc là gấp 10 lần. Vì không thấy giá trị nào trong sáng chế đó, Quốc Hội đã đưa máy thua-tiền đó vào tay doanh nghiệp tư nhân. Trong tay của các nhà kinh doanh, lĩnh vực đó đã bắt đầu.
Các nhà quảng bá cho máy điện báo đã cho giới truyền thông thấy rằng nó có thể báo cáo ngay lập tức các câu chuyện đang xảy ra cách hàng trăm dặm. Các nhân viên ngân hàng, các nhà môi giới cổ phiếu và các công ty bảo hiểm đã thấy được rằng họ có thể theo dõi các khoản đầu tư của họ dù ở gần hay xa.
Khi chất lượng của dịch vụ được nâng cấp, các đường dây điện báo đã được xây trên khắp đất nước – từ 40 dặm dây điện vào năm 1846 cho đến 23,000 dặm vào năm 1852. Đến thập niên 1860, nước Mỹ đã có một đường dây điện báo xuyên châu lục. Và vào cuối thập niên đó các doanh nhân đã xây một đường dây điện báo xuyên qua biển Đại Tây Dương.
Vì sao chính phủ Mỹ lại không thể kiếm lời từ thứ mà Morse đã chế ra? Một phần của câu trả lời là các động lực cho các nhà quan chức rất khác biệt so với động lực của các nhà kinh doanh. Khi chính phủ điều hành máy điện báo, các quan chức ở Washington đã không nhận được bất cứ phần lời nào từ những tin nhắn mà họ đã gửi, và số tiền mà họ đã thua lỗ là tiền của người đóng thuế, chứ không phải của họ. Cho nên các quan chức chính phủ không có động lực gì để nâng cấp dịch vụ, để tìm những khách hàng mới, hoặc nới rộng nó đến nhiều thành phố hơn.
Nhưng các doanh nhân như Ezra Cornell, người sáng lập ra Western Union, đã làm điều đó. Rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn đồng nghĩa với việc có nhiều khách hàng và lợi nhuận hơn. Chỉ 15 năm sau khi Quốc Hội đã tư nhân hóa máy điện báo, cả chỉ phí của việc xây dựng và giá tiền cho dịch vụ liên kết với những thành phố lớn đã giảm xuống gần 1 phần 10 của giá cả ban đầu được thiết lập bởi Washington.
Trong ngành kinh doanh tàu nước, chúng ta lại chứng kiến câu chuyện được lặp lại lần nữa. Trong thập niên 1840, việc di chuyển bằng tàu nước thường xuyên đã bắt đầu giữa New York và Anh. Chính phủ đã đặt cược vào nhà sở hữu tàu Edward Collins, một người có kỹ năng tốt hơn trong việc vận động chính trị hơn là kinh doanh.
Trong khi Quốc Hội đã chi trả cho Collins, Cornelius Vanderbilt đã bắt đầu công ty tàu nước riêng của ông ta. Vanderbilt đã giảm chi phí vận chuyển, chứa các con tàu của ông ta với những khách hàng khao khát, và xây dựng một công ty thành công rực rỡ, và sau đó đã bỏ xa ông Collins.
Collins đã thất bại bởi vì ông ta không cảm thấy sự cần thiết để tiến bộ, hoặc thậm chí cung cấp dịch vụ an toàn và thường xuyên (để ví dụ, 2 trong 4 con tàu của ông ta đã chìm, giết chết hàng trăm khách hàng). Nếu ông ta đã thua lỗ, sẽ luôn có một chính trị gia khác để đi xin lại. Vanderbilt, thì ngược lại, phải phục vụ các khách hàng của ông ta còn không thì ông ta đã mất công ty của mình.
Bạn nghĩ rằng chúng ta đã học bài đó cho đến bây giờ: sự thịnh vượng kinh tế đến từ thị trường tự do, chứ không phải từ sự bảo trợ chính phủ. Nhưng nó là một bài học chúng ta phải học mỗi thế hệ. Tôi là Burton Folsom, Giáo Sư Môn Lịch Sử tại Đại Học Hilldales, cho Đại Học Prager.
0 Bình luận "Vì sao Mỹ lại giàu có?"