Trước đây, thời còn là nghiên cứu sinh, những lúc rảnh rỗi tôi hay dạo quanh các diễn đàn với chủ đề đại loại như “nước Việt Nam lớn hay nhỏ”. Quả thật đó là một chủ đề bất tận để mà bàn cãi và tranh luận. Ngay cái tên của chủ đề cũng đã thấy có nhiều vấn đề cần được mổ xẻ và bình luận rồi. Lại thêm cái cảnh người Việt rất thích tranh luận trên thế giới ảo nên tha hồ mà tôi đọc được các ý kiến đủ mọi loại. Qua những diễn đàn này tôi cũng được vinh dự biết đến những thành công của người Việt trên quy mô quốc tế. Rồi còn yêu thêm những tinh hoa trong ẩm thực Việt Nam đang dần dần chinh phục những thực khách khó tính nhất trên thế giới. Liệu như vậy đã đáng tự hào? Đáng chứ! Sao lại không? Tuy nhiên, tôi cũng không quá tự hào mà quên mất, chính người Việt chúng ta cũng đang làm xấu đi hình ảnh của dân tộc mình trong tâm tưởng của công dân toàn cầu.
Nhân đọc một bài báo nói về tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường của người Nhật, tôi lại càng cảm thấy cần có một sự thay đổi trong tư duy của người Việt Nam. Bài báo đại loại chia sẻ những hình ảnh chụp các cổ động viên người Nhật của World Cup 2014 đang diễn ra tại Brazil. Sau khi đội bóng nước nhà thua trận trước các tuyển thủ đến từ Bờ Biển Ngà, chẳng những không tỏ vẻ tức giận, những cổ động viên Nhật Bản còn đồng loạt nhặt rác ở khu vực khán đài của sân vận động nơi diễn ra trận bóng, và sân vận động đó tất nhiên là ở Brazil. Hình ảnh này sau đó được chia sẻ với tốc độ khủng khiếp trên các trang mạng xã hội trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam.
Hình ảnh người Nhật cúi người nhặt rác không làm cho họ thấp hơn trong mắt cư dân toàn cầu, mà ngược lại còn làm cho họ trở thành những người đáng kính nể và khâm phục. Đơn giản thôi, một hành động chẳng có gì to tát nhưng lại khiến cho danh tiếng của một dân tộc lại càng thêm sáng chói. Thời còn học tập tại Mỹ, tôi thường được nghe các giáo sư của mình bày tỏ niềm kính trọng đối với người Nhật, nhất là sau khi đất nước Mặt Trời Mọc phải hứng chịu thảm họa sóng thần vào năm 2011. Ý thức dân tộc của họ quá tuyệt vời giúp họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả của thảm họa và nhanh chóng quên đi đau thương để bước tiếp.
Trước đây, khi còn nhỏ, trong tâm tưởng tôi người Nhật là dân tộc có ngoại hình xấu, thể trạng nhỏ và rất kì quặc. Là vì những người lớn đã gieo vào đầu tôi hình ảnh đó. Thậm chí phim ảnh Việt Nam lúc bấy giờ luôn khắc họa hình ảnh người Nhật là những người lùn độc tài. Có lẽ dân Việt luôn chỉ muốn khắc họa một hình ảnh phát xít Nhật xấu xí như vậy. Lạ lùng thật! Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không muốn nhắc đến những vấn đề liên quan đến tính lịch sử chính trị, chỉ xin phép nói đến những vấn đề liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc.
Do vô tình, một lần được đọc về con đường phát triển của Nhật Bản, tôi được biết, quốc gia này là quốc gia Đông Á duy nhất được cho là đã “thoát Á”. Đầu tiên, xin giải thích chút ít về cụm từ “thoát Á”. “Thoát Á” là cụm từ dùng để chỉ việc thoát khỏi vòng kềm kẹp của nền văn hóa tiểu nông (một nền văn hóa lạc hậu cổ hủ, nặng tính hình thức giả tạo và coi trọng hư danh, điển hình là Trung Quốc) để hội nhập với phương Tây và bước ra cùng thế giới. Phải nói là trước đó, tôi đã có suy nghĩ rất trái ngược về đất nước Nhật Bản. Tôi đã nghĩ họ là dân tộc tự tôn đến mức cổ hủ, không cho phép văn hóa Tây phương được phép len lỏi vào đời sống của người dân nước họ. Rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm trầm trọng!
Thực ra học thuyết Thoát Á, hay còn được gọi là Thoát Á Luận khởi nguồn từ một bài viết được đăng báo của học giả FukuzawaYukichi giữa thế kỷ 19. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Nhật Bản ngày nay. Tư tưởng tiến bộ của ông đã tác động rất nhiều đến phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có thể nói, xã hội Nhật Bản ngày nay là một xã hội vừa văn minh tiến bộ, vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp. Sự hội nhập của Nhật Bản với phương Tây là một sự hội nhập đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật và nền kinh tế của người khổng lồ châu Á. Đáng ngưỡng mộ!
Tôi còn nhớ ngày tôi còn ở Mỹ, một anh bạn người Mỹ đã hỏi tôi: “Ở Việt Nam, các cậu có ăn vận như chúng tôi không?” Câu hỏi đó đã làm tôi vừa buồn cười vừa khó chịu. Buồn cười vì ở đất nước văn minh như vậy lại có một thanh niên hỏi một câu hỏi ngô nghê. Khó chịu vì cảm thấy tủi hổ khi tất cả những gì đại chúng Mỹ biết về Việt Nam là qua cuộc chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. Vậy dân Mỹ có quan tâm đến Việt Nam không? Câu trả lời là không.
Cách đây mấy ngày, tôi có đọc một bài viết về suy nghĩ của một chủ doanh nghiệp người Nhật đối với những lao động người Việt Nam. Bài viết khởi đầu rất ấn tượng khi cho rằng, người Việt Nam đừng nên tự ảo tưởng mình với những lời khen ngợi mang tính ngoại giao của các quan chức cao cấp mà hãy nghe chính những người bình thường, trực tiếp tiếp xúc với dân Việt nói về người Việt. Theo đó, vị sếp người Nhật này đánh giá người lao động Việt Nam là những người “chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”. Chính vì đánh giá lao động Việt như vậy, cho nên phân tích của vị sếp Nhật này cũng xuất phát từ những cái nhỏ. Ông so sánh thú vị rằng một cái tua vít của doanh nghiệp nhập về giá 40 ngàn đồng bị các nhân viên Việt Nam dẫm lên, thậm chí đá lăn đi mất chỉ vì đó không phải là tài sản của họ. Trong khi đó họ sẵn sàng cúi xuống nhặt một điếu thuốc lá đang hút dở dang chỉ đáng giá 1.000 đồng, vì đó là tài sản của họ. Rồi đến chuyện ăn cắp tài sản của doanh nghiệp mang ra ngoài bán. Và cuối cùng ông kể câu chuyện về anh tài xế đã khai khống quãng đường đi và ăn chặn tiền xăng của ông trong suốt 5 năm ông làm việc tại Việt Nam như thế nào.
Trước khi về nước, ông đã mang quà đến tặng cho người tài xế đó và cảm ơn vì suốt thời gian qua người này đã đảm bảo an toàn tính mạng của ông khi lưu thông trên đường phố. Những việc làm sai trái của người tài xế đều được ông lưu tâm nhưng suốt 5 năm qua không hề nói ra. Nhưng thay vì tăng lương cao hơn cho anh ta, ông đã tăng rất ít. Hỡi người Việt Nam, chúng ta đừng suy nghĩ thiển cận rằng họ không nói ra là họ không hề biết. Một khi đã là chủ doanh nghiệp, tức là đầu óc của họ đã hơn người công nhân các anh rồi, dễ dàng qua mặt được họ sao? Thật đáng hổ thẹn!
Rồi những cửa hàng tại Nhật Bản trưng bảng tiếng Việt cảnh báo hành vi ăn cắp, những nhà hàng ở Thái Lan cũng trưng bảng tiếng Việt yêu cầu khách đừng phung phí thức ăn. Chúng ta trở nên xấu xí như vậy sao? Những hành vi tùy tiện, tham lam, nhỏ nhen và ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người Việt đã vô hình trung làm người nước khác đánh giá chúng ta là một dân tộc xấu xí.
Thêm nữa, đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tư tưởng “tiểu nông”. Những người luôn sợ mất mặt với bà con, làng xóm, xã hội. Những người thấy đám đông vây quanh một vụ tai nạn cũng sẽ nhanh chóng chạy đến tham gia, tuyệt nhiên không màng đến việc cả một quãng đường bị tắt. Những người sẵn sàng vứt rác ra đường thay vì bước vài bước đến thùng rác công cộng, tuy nhiên nhà cửa lúc nào cũng phải đẹp và chỉn chu bề ngoài để khách đến phải trầm trồ khen ngợi. Những người sẵn sàng phóng xe mô tô không cần mũ bảo hiểm vì sợ hư mái tóc bồng bềnh xinh đẹp. Những người sẵn sàng đánh chết người chỉ vì ăn trộm chó, nhưng vẫn thản nhiên nhậu thịt chó ngon lành… Còn rất nhiều những điều kỳ quặc như vậy.
Để kết thúc bài viết này, tôi muốn mượn một câu nói nổi tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nói rằng:
Hãy cẩn thận với những suy nghĩ, vì chúng biến thành lời nói.
Hãy cẩn thận với lời nói, vì chúng biến thành hành động.
Hãy cẩn thận với hành động, vì chúng biến thành thói quen.
Hãy cẩn thận với thói quen, vì chúng biến thành tính cách.
Hãy cẩn thận với tích cách, vì chúng biến thành số phận của bạn.
Người Nhật Bản đã không những “thoát Á” để vận dụng những tư tưởng văn minh vào công cuộc xây dựng đất nước mà họ còn dạy cho con cháu họ những tính cách quý báu để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Dẫu biết là “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, nhưng khó không có nghĩa là chúng ta không làm được. Người lớn không thay đổi được thì lớp trẻ sẽ thay đổi được. Tôi tin là sẽ đến một ngày, Việt Nam cũng sẽ “thoát Á”.
Nhân đọc một bài báo nói về tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh công cộng và bảo vệ môi trường của người Nhật, tôi lại càng cảm thấy cần có một sự thay đổi trong tư duy của người Việt Nam. Bài báo đại loại chia sẻ những hình ảnh chụp các cổ động viên người Nhật của World Cup 2014 đang diễn ra tại Brazil. Sau khi đội bóng nước nhà thua trận trước các tuyển thủ đến từ Bờ Biển Ngà, chẳng những không tỏ vẻ tức giận, những cổ động viên Nhật Bản còn đồng loạt nhặt rác ở khu vực khán đài của sân vận động nơi diễn ra trận bóng, và sân vận động đó tất nhiên là ở Brazil. Hình ảnh này sau đó được chia sẻ với tốc độ khủng khiếp trên các trang mạng xã hội trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam.
Hình ảnh người Nhật cúi người nhặt rác không làm cho họ thấp hơn trong mắt cư dân toàn cầu, mà ngược lại còn làm cho họ trở thành những người đáng kính nể và khâm phục. Đơn giản thôi, một hành động chẳng có gì to tát nhưng lại khiến cho danh tiếng của một dân tộc lại càng thêm sáng chói. Thời còn học tập tại Mỹ, tôi thường được nghe các giáo sư của mình bày tỏ niềm kính trọng đối với người Nhật, nhất là sau khi đất nước Mặt Trời Mọc phải hứng chịu thảm họa sóng thần vào năm 2011. Ý thức dân tộc của họ quá tuyệt vời giúp họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả của thảm họa và nhanh chóng quên đi đau thương để bước tiếp.
Trước đây, khi còn nhỏ, trong tâm tưởng tôi người Nhật là dân tộc có ngoại hình xấu, thể trạng nhỏ và rất kì quặc. Là vì những người lớn đã gieo vào đầu tôi hình ảnh đó. Thậm chí phim ảnh Việt Nam lúc bấy giờ luôn khắc họa hình ảnh người Nhật là những người lùn độc tài. Có lẽ dân Việt luôn chỉ muốn khắc họa một hình ảnh phát xít Nhật xấu xí như vậy. Lạ lùng thật! Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không muốn nhắc đến những vấn đề liên quan đến tính lịch sử chính trị, chỉ xin phép nói đến những vấn đề liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc.
Do vô tình, một lần được đọc về con đường phát triển của Nhật Bản, tôi được biết, quốc gia này là quốc gia Đông Á duy nhất được cho là đã “thoát Á”. Đầu tiên, xin giải thích chút ít về cụm từ “thoát Á”. “Thoát Á” là cụm từ dùng để chỉ việc thoát khỏi vòng kềm kẹp của nền văn hóa tiểu nông (một nền văn hóa lạc hậu cổ hủ, nặng tính hình thức giả tạo và coi trọng hư danh, điển hình là Trung Quốc) để hội nhập với phương Tây và bước ra cùng thế giới. Phải nói là trước đó, tôi đã có suy nghĩ rất trái ngược về đất nước Nhật Bản. Tôi đã nghĩ họ là dân tộc tự tôn đến mức cổ hủ, không cho phép văn hóa Tây phương được phép len lỏi vào đời sống của người dân nước họ. Rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm trầm trọng!
Thực ra học thuyết Thoát Á, hay còn được gọi là Thoát Á Luận khởi nguồn từ một bài viết được đăng báo của học giả FukuzawaYukichi giữa thế kỷ 19. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Nhật Bản ngày nay. Tư tưởng tiến bộ của ông đã tác động rất nhiều đến phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Có thể nói, xã hội Nhật Bản ngày nay là một xã hội vừa văn minh tiến bộ, vừa giữ gìn truyền thống tốt đẹp. Sự hội nhập của Nhật Bản với phương Tây là một sự hội nhập đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật và nền kinh tế của người khổng lồ châu Á. Đáng ngưỡng mộ!
Tôi còn nhớ ngày tôi còn ở Mỹ, một anh bạn người Mỹ đã hỏi tôi: “Ở Việt Nam, các cậu có ăn vận như chúng tôi không?” Câu hỏi đó đã làm tôi vừa buồn cười vừa khó chịu. Buồn cười vì ở đất nước văn minh như vậy lại có một thanh niên hỏi một câu hỏi ngô nghê. Khó chịu vì cảm thấy tủi hổ khi tất cả những gì đại chúng Mỹ biết về Việt Nam là qua cuộc chiến tranh Việt Nam – Hoa Kỳ. Vậy dân Mỹ có quan tâm đến Việt Nam không? Câu trả lời là không.
Cách đây mấy ngày, tôi có đọc một bài viết về suy nghĩ của một chủ doanh nghiệp người Nhật đối với những lao động người Việt Nam. Bài viết khởi đầu rất ấn tượng khi cho rằng, người Việt Nam đừng nên tự ảo tưởng mình với những lời khen ngợi mang tính ngoại giao của các quan chức cao cấp mà hãy nghe chính những người bình thường, trực tiếp tiếp xúc với dân Việt nói về người Việt. Theo đó, vị sếp người Nhật này đánh giá người lao động Việt Nam là những người “chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”. Chính vì đánh giá lao động Việt như vậy, cho nên phân tích của vị sếp Nhật này cũng xuất phát từ những cái nhỏ. Ông so sánh thú vị rằng một cái tua vít của doanh nghiệp nhập về giá 40 ngàn đồng bị các nhân viên Việt Nam dẫm lên, thậm chí đá lăn đi mất chỉ vì đó không phải là tài sản của họ. Trong khi đó họ sẵn sàng cúi xuống nhặt một điếu thuốc lá đang hút dở dang chỉ đáng giá 1.000 đồng, vì đó là tài sản của họ. Rồi đến chuyện ăn cắp tài sản của doanh nghiệp mang ra ngoài bán. Và cuối cùng ông kể câu chuyện về anh tài xế đã khai khống quãng đường đi và ăn chặn tiền xăng của ông trong suốt 5 năm ông làm việc tại Việt Nam như thế nào.
Trước khi về nước, ông đã mang quà đến tặng cho người tài xế đó và cảm ơn vì suốt thời gian qua người này đã đảm bảo an toàn tính mạng của ông khi lưu thông trên đường phố. Những việc làm sai trái của người tài xế đều được ông lưu tâm nhưng suốt 5 năm qua không hề nói ra. Nhưng thay vì tăng lương cao hơn cho anh ta, ông đã tăng rất ít. Hỡi người Việt Nam, chúng ta đừng suy nghĩ thiển cận rằng họ không nói ra là họ không hề biết. Một khi đã là chủ doanh nghiệp, tức là đầu óc của họ đã hơn người công nhân các anh rồi, dễ dàng qua mặt được họ sao? Thật đáng hổ thẹn!
Rồi những cửa hàng tại Nhật Bản trưng bảng tiếng Việt cảnh báo hành vi ăn cắp, những nhà hàng ở Thái Lan cũng trưng bảng tiếng Việt yêu cầu khách đừng phung phí thức ăn. Chúng ta trở nên xấu xí như vậy sao? Những hành vi tùy tiện, tham lam, nhỏ nhen và ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người Việt đã vô hình trung làm người nước khác đánh giá chúng ta là một dân tộc xấu xí.
Thêm nữa, đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tư tưởng “tiểu nông”. Những người luôn sợ mất mặt với bà con, làng xóm, xã hội. Những người thấy đám đông vây quanh một vụ tai nạn cũng sẽ nhanh chóng chạy đến tham gia, tuyệt nhiên không màng đến việc cả một quãng đường bị tắt. Những người sẵn sàng vứt rác ra đường thay vì bước vài bước đến thùng rác công cộng, tuy nhiên nhà cửa lúc nào cũng phải đẹp và chỉn chu bề ngoài để khách đến phải trầm trồ khen ngợi. Những người sẵn sàng phóng xe mô tô không cần mũ bảo hiểm vì sợ hư mái tóc bồng bềnh xinh đẹp. Những người sẵn sàng đánh chết người chỉ vì ăn trộm chó, nhưng vẫn thản nhiên nhậu thịt chó ngon lành… Còn rất nhiều những điều kỳ quặc như vậy.
Để kết thúc bài viết này, tôi muốn mượn một câu nói nổi tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nói rằng:
Hãy cẩn thận với những suy nghĩ, vì chúng biến thành lời nói.
Hãy cẩn thận với lời nói, vì chúng biến thành hành động.
Hãy cẩn thận với hành động, vì chúng biến thành thói quen.
Hãy cẩn thận với thói quen, vì chúng biến thành tính cách.
Hãy cẩn thận với tích cách, vì chúng biến thành số phận của bạn.
Người Nhật Bản đã không những “thoát Á” để vận dụng những tư tưởng văn minh vào công cuộc xây dựng đất nước mà họ còn dạy cho con cháu họ những tính cách quý báu để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Dẫu biết là “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”, nhưng khó không có nghĩa là chúng ta không làm được. Người lớn không thay đổi được thì lớp trẻ sẽ thay đổi được. Tôi tin là sẽ đến một ngày, Việt Nam cũng sẽ “thoát Á”.
0 Bình luận "Vì sao Nhật Bản lại muốn thoát “Á” như vậy?"