Tác giả của thuyết tương đối - nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein là một thiên tài không thể phủ nhận nhưng câu chuyện đằng sau đó, cái giá gia đình ông phải đánh đổi cũng là một điều khiến nhiều người còn nhắc tới nhiều.
Nếu ai đó được hỏi Einstein đã làm được gì cho nhân loại thì chắc chắn câu trả lời nhận được sẽ là "Thuyết tương đối". Như Walter Isaacson kể trong cuốn tiểu sử tuyệt vời của ông về Einstein, Einstein đã "nghĩ ra một lý thuyết lượng tử ánh sáng mang tính cách mạng, giúp chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và giải thích chuyển động Brown – mô phỏng chuyển động của các hạt trong môi trường lỏng (chất lỏng hoặc khí), đi kèm với khái niệm về không gian và thời gian và tạo ra thứ được gọi là phương trình khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại".
Công trình của ông có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng khiến mọi người thời đấy đã có thể biết được ngày nào đó ông sẽ đạt giải Nobel. Và quả thực ông đã nhận giải Nobel vào năm 1921 nhưng không phải cho Thuyết tương đối.
Không giống Newton, Einstein rất đào hoa, được thừa nhận công bằng xã hội và có một gia đình nhỏ cùng các con.
Nhưng cũng tương tự như người tiền bối ẩn dật của mình, ông sống trong một thế giới tràn đầy ý tưởng của riêng ông – thế giới nằm trong bộ óc siêu phàm của mình.
Rõ ràng ông là một thiên tài, nhưng sức mạnh phi thường của ông lại là thời gian và sự tập trung ông dành cho công việc của mình. Mặc dù được bao quanh bởi danh tiếng, bạn bè và gia đình, ông vẫn sống một cuộc sống mà thường xuyên tách biệt với mọi thứ xung quanh, một điều tốt để khám phá những ý tưởng mới.
Điều này rõ ràng đã được đền đáp khi nhìn vào thành công trong sự nghiệp của Einstein. Tuy vậy đó cũng là một "thỏa thuận với quỷ" (Faustian bargain). Einstein không phải là người phải trả giá mà chính là gia đình ông.
Isaacson nói: "Một trong những điểm mạnh của Einstein với tư cách là nhà tư tưởng, là ông có khả năng và "độ nghiêng" để điều chỉnh tất cả những sự sao nhãng, một điều mà đối với Einstein đôi khi bao gồm cả gia đình và con cái".
Khi các thành viên trong gia đình mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ông, Einstein lại tập trung gấp đôi vào công việc. Điều này đã gây ra căng thẳng cho gia đình ông đến mức đỉnh điểm. Ông từng nói: "Tôi đối xử với vợ của mình như một nhân viên mà tôi không thể sa thải".
Và đây không chỉ đơn thuần là một giọt nước làm tràn ly. Khi cuộc hôn nhân bắt đầu đổ vỡ, Einstein đã đưa cho vợ mình một bản hợp đồng có chi tiết những gì ông mong muốn ở vợ mình nếu muốn cuộc hôn nhân tiếp tục:
Một phần nhỏ trong những điều kiện mà Einstein đưa ra:
1. Cô phải đảm bảo rằng:
Quần áo của tôi phải luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt
Tôi sẽ nhận được 3 bữa ăn đều đặn tại phòng riêng của tôi
Phòng ngủ và phòng nghiên cứu của tôi luôn phải được giữ sạch sẽ và ngăn nắp, đặc biệt bàn của tôi thì chỉ tôi được động được vào
2. Cô sẽ từ bỏ những mối quan hệ cá nhân với tôi trừ trường hợp cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Cụ thể, cô không được yêu cầu tôi:
Ngồi cạnh cô khi ở nhà
Đi ra ngoài chơi hoặc đi du lịch với cô
3. Cô phải tuân theo những điểm sau đây trong quan hệ với tôi:
Không mong đợi tôi âu yếm cô và cũng không được trách móc tôi dưới bất kỳ hình thức nào
Cô phải im lặng ngay khi tôi yêu cầu
Rời khỏi phòng tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại
Không được bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc hành động trước mặt con cái
Vợ của Einstein đã phải miễn cưỡng đồng ý nhưng không ngạc nhiên khi cuộc hôn nhân nhanh chóng đi đến hồi kết do khoảng cách do Einstein tạo ra và những mối quan hệ của ông với những cô gái trẻ tuổi – những người không đòi hỏi tình cảm từ ông.
Mặc dù Einstein là một người cha ân cần chu đáo khi những đứa con còn bé nhưng năm tháng trôi qua, ông lại dành càng nhiều thời gian hơn cho những công việc trong đầu mình. Sau khi ly dị, ông hiếm khi đến gặp những đứa con của mình mà tập trung nhiều hơn cho công việc.
Con trai ông Eduard vật lộn với căn bệnh tâm thần và nhiều lần cố gắng tự tử, cuối cùng chết trong một bệnh viện tâm thần. Einstein đã không hề đến thăm con trong hơn 3 thập kỷ. Người con trai khác của ông – Hans Albert từng nói rằng: "Có thể công trình duy nhất ông ấy từ bỏ chính là tôi".
Mặc dù là một thiên tài để lại dấu ấn trong rất nhiều tiến bộ khoa học của nhân loại, song - xét về khía cạnh đạo đức, ta sẽ thấy tác giả của thuyết tương đối - nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein cũng chỉ là một con người có hạnh kiểm... tương đối. Thậm chí, nếu nghiêm khắc, phải gọi cách xử sự trong một số trường hợp của ông là nhẫn tâm! Cái giá mà gia đình ông phải trả cho một thiên tài là quá đắt.
Nếu ai đó được hỏi Einstein đã làm được gì cho nhân loại thì chắc chắn câu trả lời nhận được sẽ là "Thuyết tương đối". Như Walter Isaacson kể trong cuốn tiểu sử tuyệt vời của ông về Einstein, Einstein đã "nghĩ ra một lý thuyết lượng tử ánh sáng mang tính cách mạng, giúp chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và giải thích chuyển động Brown – mô phỏng chuyển động của các hạt trong môi trường lỏng (chất lỏng hoặc khí), đi kèm với khái niệm về không gian và thời gian và tạo ra thứ được gọi là phương trình khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại".
Công trình của ông có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng khiến mọi người thời đấy đã có thể biết được ngày nào đó ông sẽ đạt giải Nobel. Và quả thực ông đã nhận giải Nobel vào năm 1921 nhưng không phải cho Thuyết tương đối.
Không giống Newton, Einstein rất đào hoa, được thừa nhận công bằng xã hội và có một gia đình nhỏ cùng các con.
Nhưng cũng tương tự như người tiền bối ẩn dật của mình, ông sống trong một thế giới tràn đầy ý tưởng của riêng ông – thế giới nằm trong bộ óc siêu phàm của mình.
Rõ ràng ông là một thiên tài, nhưng sức mạnh phi thường của ông lại là thời gian và sự tập trung ông dành cho công việc của mình. Mặc dù được bao quanh bởi danh tiếng, bạn bè và gia đình, ông vẫn sống một cuộc sống mà thường xuyên tách biệt với mọi thứ xung quanh, một điều tốt để khám phá những ý tưởng mới.
Điều này rõ ràng đã được đền đáp khi nhìn vào thành công trong sự nghiệp của Einstein. Tuy vậy đó cũng là một "thỏa thuận với quỷ" (Faustian bargain). Einstein không phải là người phải trả giá mà chính là gia đình ông.
Isaacson nói: "Một trong những điểm mạnh của Einstein với tư cách là nhà tư tưởng, là ông có khả năng và "độ nghiêng" để điều chỉnh tất cả những sự sao nhãng, một điều mà đối với Einstein đôi khi bao gồm cả gia đình và con cái".
Khi các thành viên trong gia đình mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ông, Einstein lại tập trung gấp đôi vào công việc. Điều này đã gây ra căng thẳng cho gia đình ông đến mức đỉnh điểm. Ông từng nói: "Tôi đối xử với vợ của mình như một nhân viên mà tôi không thể sa thải".
Và đây không chỉ đơn thuần là một giọt nước làm tràn ly. Khi cuộc hôn nhân bắt đầu đổ vỡ, Einstein đã đưa cho vợ mình một bản hợp đồng có chi tiết những gì ông mong muốn ở vợ mình nếu muốn cuộc hôn nhân tiếp tục:
Một phần nhỏ trong những điều kiện mà Einstein đưa ra:
1. Cô phải đảm bảo rằng:
Quần áo của tôi phải luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt
Tôi sẽ nhận được 3 bữa ăn đều đặn tại phòng riêng của tôi
Phòng ngủ và phòng nghiên cứu của tôi luôn phải được giữ sạch sẽ và ngăn nắp, đặc biệt bàn của tôi thì chỉ tôi được động được vào
2. Cô sẽ từ bỏ những mối quan hệ cá nhân với tôi trừ trường hợp cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Cụ thể, cô không được yêu cầu tôi:
Ngồi cạnh cô khi ở nhà
Đi ra ngoài chơi hoặc đi du lịch với cô
3. Cô phải tuân theo những điểm sau đây trong quan hệ với tôi:
Không mong đợi tôi âu yếm cô và cũng không được trách móc tôi dưới bất kỳ hình thức nào
Cô phải im lặng ngay khi tôi yêu cầu
Rời khỏi phòng tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại
Không được bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc hành động trước mặt con cái
Vợ của Einstein đã phải miễn cưỡng đồng ý nhưng không ngạc nhiên khi cuộc hôn nhân nhanh chóng đi đến hồi kết do khoảng cách do Einstein tạo ra và những mối quan hệ của ông với những cô gái trẻ tuổi – những người không đòi hỏi tình cảm từ ông.
Mặc dù Einstein là một người cha ân cần chu đáo khi những đứa con còn bé nhưng năm tháng trôi qua, ông lại dành càng nhiều thời gian hơn cho những công việc trong đầu mình. Sau khi ly dị, ông hiếm khi đến gặp những đứa con của mình mà tập trung nhiều hơn cho công việc.
Con trai ông Eduard vật lộn với căn bệnh tâm thần và nhiều lần cố gắng tự tử, cuối cùng chết trong một bệnh viện tâm thần. Einstein đã không hề đến thăm con trong hơn 3 thập kỷ. Người con trai khác của ông – Hans Albert từng nói rằng: "Có thể công trình duy nhất ông ấy từ bỏ chính là tôi".
Mặc dù là một thiên tài để lại dấu ấn trong rất nhiều tiến bộ khoa học của nhân loại, song - xét về khía cạnh đạo đức, ta sẽ thấy tác giả của thuyết tương đối - nhà vật lý vĩ đại người Đức Albert Einstein cũng chỉ là một con người có hạnh kiểm... tương đối. Thậm chí, nếu nghiêm khắc, phải gọi cách xử sự trong một số trường hợp của ông là nhẫn tâm! Cái giá mà gia đình ông phải trả cho một thiên tài là quá đắt.
0 Bình luận "Gia đình Albert Einstein đã phải trả giá đắt như thế nào để đánh đổi cho thế giới một thiên tài?"