Bạn đã từng chơi trò này chưa, hai người mặt đối mặt, nhìn thẳng vào mắt đối phương. Một người trong đó phát khẩu lệnh : "trái, phải, trên, dưới..." Một người khác di chuyển mắt về hướng chỉ định. Bạn sẽ phát hiện rằng, cho dù khẩu lệnh nhanh thế nào , mắt của đối phương sẽ không xuất hiện hiện tượng một mắt hướng trái, một mắt hướng phải hay một mắt nhìn lên trên, một mắt nhìn xuống dưới. Hai mắt luôn luôn lúc nào cũng di chuyển cùng một hướng. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân gì khiến chúng có sự phối hợp ăn ý đến như vậy?
Nguyên nhân là từ kết cấu của mắt. Bên ngoài mỗi con mắt phân bố sáu cơ mắt. Cơ mắt ở những phương hướng khác nhau có tên gọi khác nhau, tác dụng khác nhau. Sợi ở phía trên gọi là cơ thẳng trên, có tác dụng hướng mắt lên phía trên. Sợi ở phía dưới gọi là cơ thẳng dưới, có tác dụng hướng mắt xuống phía dưới. Sợi mặt bên trong của mắt gọi là cơ thẳng trong, có tác dụng dịch chuyển mắt sát về phía sống mũi. Ở mặt bên ngoài của mắt gọi là cơ thẳng ngoài, có tác dụng chuyển dịch mắt về hướng tai. Ngoài ra, phía trên mắt còn có một loại cơ nghiêng gọi là cơ nghiêng trên. Ở phía dưới có loại cơ gọi là cơ nghiêng dưới. Chúng có thể khiến cho nhãn cầu mắt chuyển động. Sự chuyển động của mắt do sáu loại cơ điều tiết khống chế. Nhưng, tất cả các cơ này lại do thần kinh vận động của nhãn cầu chi phối. Khi mắt muốn chuyển sang một hướng nào đó, đại não phát ra mệnh lệnh, điều khiển chúng thông qua thần kinh vận động nhãn cầu. Ví dụ khi mắt muốn nhìn sang phái, đại não liền thông tin cho thần kinh vận động nhãn cầu, thông báo cho cơ thẳng ngoài của mắt phải và cơ thăng trong của mắt trái cùng co lại. Đồng thời, yêu cầu cơ thẳng ngoài của mắt trái và cơ thẳng trong của mắt phải cùng buông lỏng. Như vậy, mắt trái sẽ chuyền về hướng mũi, còn mắt phải dịch chuyển về phía tai. Nhìn từ bên ngoài thì c như sự vận động của hai mắt đều cùng một phương hướng. Chính bởi vì hai mắt có thể phối hợp với nhau như vậy nên thế giới mà chúng ta nhìn thấy mới là một.
Bây giờ, bạn đã biết tại sao hai mắt chúng ta có thể chuyển động cùng nhau rồi chứ? Nhưng, nếu như não hay cơ ngoài mắt có vấn đề, có thể chúng không có được sự phối hợp ăn ý như vậy. Đến lúc đó, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.
Nguyên nhân là từ kết cấu của mắt. Bên ngoài mỗi con mắt phân bố sáu cơ mắt. Cơ mắt ở những phương hướng khác nhau có tên gọi khác nhau, tác dụng khác nhau. Sợi ở phía trên gọi là cơ thẳng trên, có tác dụng hướng mắt lên phía trên. Sợi ở phía dưới gọi là cơ thẳng dưới, có tác dụng hướng mắt xuống phía dưới. Sợi mặt bên trong của mắt gọi là cơ thẳng trong, có tác dụng dịch chuyển mắt sát về phía sống mũi. Ở mặt bên ngoài của mắt gọi là cơ thẳng ngoài, có tác dụng chuyển dịch mắt về hướng tai. Ngoài ra, phía trên mắt còn có một loại cơ nghiêng gọi là cơ nghiêng trên. Ở phía dưới có loại cơ gọi là cơ nghiêng dưới. Chúng có thể khiến cho nhãn cầu mắt chuyển động. Sự chuyển động của mắt do sáu loại cơ điều tiết khống chế. Nhưng, tất cả các cơ này lại do thần kinh vận động của nhãn cầu chi phối. Khi mắt muốn chuyển sang một hướng nào đó, đại não phát ra mệnh lệnh, điều khiển chúng thông qua thần kinh vận động nhãn cầu. Ví dụ khi mắt muốn nhìn sang phái, đại não liền thông tin cho thần kinh vận động nhãn cầu, thông báo cho cơ thẳng ngoài của mắt phải và cơ thăng trong của mắt trái cùng co lại. Đồng thời, yêu cầu cơ thẳng ngoài của mắt trái và cơ thẳng trong của mắt phải cùng buông lỏng. Như vậy, mắt trái sẽ chuyền về hướng mũi, còn mắt phải dịch chuyển về phía tai. Nhìn từ bên ngoài thì c như sự vận động của hai mắt đều cùng một phương hướng. Chính bởi vì hai mắt có thể phối hợp với nhau như vậy nên thế giới mà chúng ta nhìn thấy mới là một.
Bây giờ, bạn đã biết tại sao hai mắt chúng ta có thể chuyển động cùng nhau rồi chứ? Nhưng, nếu như não hay cơ ngoài mắt có vấn đề, có thể chúng không có được sự phối hợp ăn ý như vậy. Đến lúc đó, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra.
0 Bình luận "Tại sao hai mắt lại hoạt động cùng nhau?"