Mỗi ngày chúng ta đều phải uống nước, ăn đồ ăn. Rất nhiều thức ăn trong đó có chứa một lượng nước nhất định. Lượng nước này và lượng nước chúng ta uống cùng lưu thông trong cơ thể. Trong đó một lượng lớn được sử dựng. Phần nước không được sử dụng sẽ được thải ra ngoài cùng với các chất thải khác qua đường bài tiết, hình thành lên nước tiểu. Cơ thể không ngừng sản sinh ra lượng nước thừa. Sau khi chúng hình thành nước tiểu được tích tại bàng quang. Khi nó tích đến một lượng nhất định và nhận được lệnh từ não bộ sẽ thải ra ngoài. Nhưng có người khi trong bàng quang đã tích một lượng nước tiểu nhất định nhưng lại không đi tiểu tiện. Như vậy gọi là nhịn tiểu tiện. Điều này rất có hại cho cơ thể.
Tại sao vậy, có hai nguyên nhân sau:
Trước hế bàng quang của chúng ta là một chiếc nang có tính co giãn nhất định, cũng giống như chiếc túi cao su có tính đàn hồi. Bình thường, bàng quang rất nhỏ, khi lượng nước tiểu trong đó tăng lên, bàng quang sẽ phải căng ra. Sự co giãn của bàng quang chỉ có giới hạn. Khi nước tiểu tích trữ đến một lượng nhất định, nó sẽ kích thích cơ quan cảm nhận của bàng quang, cơ quan này sẽ phản ánh lên não khiến não đưa ra quyết định, chỉ đạo những cơ phụ trách việc bài tiết nước tiểu hoạt động. Sau khi nước tiểu được bài tiết ra ngoài, bàng quang co lại kích thước ban đầu. Nếu như lúc này nhịn không đi tiểu, lượng nước tích trữ trong bàng quang ngày càng nhiều, vượt qua phạm vi co giãn, công việc bình thường của bàng quang sẽ bị ảnh hưởng. Việc chi phối của não đối với nó sẽ mất tác dụng. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, bàng quang sẽ mất đi tính co giãn do phải luôn ở trong trạng thái căng hết cỡ. Nó cũng giống như sợi dây chun được kéo căng quá mức sẽ không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, cơ thể chúng ta sản sinh và bài tiết nước tiểu liên tục là để duy trì hoạt động ở mức bình thường. Nếu như thường xuyên nhịn đi tiểu, một lượng nước lớn và những chất thải do cơ thể sản sinh ra không được thải ra ngoài mà tích lại trong cơ thể sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây bệnh.
Vì vậy, nhịn đi tiều là một thói quen không tốt. Cần phải tạo được thói quen bài tiết khoa học. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.
Trước hế bàng quang của chúng ta là một chiếc nang có tính co giãn nhất định, cũng giống như chiếc túi cao su có tính đàn hồi. Bình thường, bàng quang rất nhỏ, khi lượng nước tiểu trong đó tăng lên, bàng quang sẽ phải căng ra. Sự co giãn của bàng quang chỉ có giới hạn. Khi nước tiểu tích trữ đến một lượng nhất định, nó sẽ kích thích cơ quan cảm nhận của bàng quang, cơ quan này sẽ phản ánh lên não khiến não đưa ra quyết định, chỉ đạo những cơ phụ trách việc bài tiết nước tiểu hoạt động. Sau khi nước tiểu được bài tiết ra ngoài, bàng quang co lại kích thước ban đầu. Nếu như lúc này nhịn không đi tiểu, lượng nước tích trữ trong bàng quang ngày càng nhiều, vượt qua phạm vi co giãn, công việc bình thường của bàng quang sẽ bị ảnh hưởng. Việc chi phối của não đối với nó sẽ mất tác dụng. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, bàng quang sẽ mất đi tính co giãn do phải luôn ở trong trạng thái căng hết cỡ. Nó cũng giống như sợi dây chun được kéo căng quá mức sẽ không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, cơ thể chúng ta sản sinh và bài tiết nước tiểu liên tục là để duy trì hoạt động ở mức bình thường. Nếu như thường xuyên nhịn đi tiểu, một lượng nước lớn và những chất thải do cơ thể sản sinh ra không được thải ra ngoài mà tích lại trong cơ thể sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây bệnh.
Vì vậy, nhịn đi tiều là một thói quen không tốt. Cần phải tạo được thói quen bài tiết khoa học. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.
0 Bình luận "Tại sao không được nhịn đi tiểu?"