Mùa đông giá lạnh, tay của bạn không chịu được sự lạnh cóng đến tê cứng, khi bắt gặp lò lửa ấm hay lò sưởi, bạn sẽ đưa tay ra để sưởi ngay lập tức. Nhưng, đồng thời khi bạn sưởi ấm tay, màu da của bạn sẽ nhanh chóng chuyển từ màu trắng sang màu hồng, rồi sau đó sang màu tím tái và theo đó là cảm giác đau nhức. Chuyện gì xảy ra vậy?
Thì ra, khi da của chúng ta chịu bất kỳ một kích thích nào, những mạch máu ở trên bề mặt da lập tức có sự phản ứng. Sau đó, những mạch máu ở bên trong mới từ từ nhận được kích thích và cũng có sự phản ứng. Vì thế, khi tay của bạn gặp phải sự kích thích của không khí lạnh, những mạch máu trên cùng sẽ co lại để chống lại sự toả nhiệt của cơ thể ra bên ngoài. Điều này cũng giống như bạn từ ngoài trời lạnh giá bước vào trong phòng liền lập tức đóng ngay cửa lại để tránh cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống. Nếu như trong vài phút, tay tiếp xúc với bếp ấm lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, những mạch máu sẽ căng và dần dần nở ra. Đồng thời, nó truyền nhiệt lượng cho máu ở trong các dòng mạch. Lúc này, vì có tính đàn hồi nên mạch máu có thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu. Nếu như tay tiếp tục bị lạnh, những mạch máu ở bên ngoài tiếp tục co lại, cùng với việc không khí lạnh truyền vào sâu hơn, những mạch máu bên trong cũng sẽ co lại để tránh cho nhiệt độ cơ thể tiếp tục hao tổn. Hơn nữa, thời gian kích thích của không khí lạnh càng dài, thời gian co lại của mạch máu bên trong cũng sẽ càng lâu. Quá một giới hạn nhất định, mạch máu cũng giống như dây thừng bị xoắn, máu không thể lưu thông được. Vì thế, da ở nơi mà máu không lưu thông đến được sẽ bắt đầu chuyển sang màu trắng, lạnh tê cóng. Hiện tượng co thắt của mạch máu là rất khó tránh khỏi.
Lúc này nếu như bạn đưa cánh tay lạnh cóng về phía lò sưởi hoặc ngâm tay vào trong nước nóng, bởi vì nhiệt độ rất cao, trên bề mặt tay sẽ thu nhiệt và nở ra. Máu trong mạch máu trên bề mặt sẽ dần dần được lưu thông. Nhưng mạch máu ở phía trong vẫn ở trong trạng thái bị co. Nếu như bạn tiếp tục dùng lửa đề sưởi, máu trong mạch máu bề mặt sẽ dần dần tập trung vào mạch máu bên trong. Lúc này, tay của bạn chuyển từ màu trắng sang màu hồng. Máu được tập trung tại đây, nhưng chảy vào thì dễ, chảy ra lại khó. Vì thế, sung huyết trở thành tụ huyết, da chuyển màu từ đỏ sang tím. Trong thời gian dài, những chỗ bị tụ huyết bởi vì không có máu tươi chảy đến, sẽ thiếu ôxy, da sẽ bị tê cứng thậm chí còn bị hoại tử.
Vì thế khi tay của bạn đang bị tê cóng thì không nên đưa tay hơ lên lửa mà nên để nhiệt độ của tay từ từ ấm lên. Biện pháp đơn giản, dễ thực hiện là dùng hai tay xoa vào nhau, như vậy sẽ làm cho máu được lưu thông.
Thì ra, khi da của chúng ta chịu bất kỳ một kích thích nào, những mạch máu ở trên bề mặt da lập tức có sự phản ứng. Sau đó, những mạch máu ở bên trong mới từ từ nhận được kích thích và cũng có sự phản ứng. Vì thế, khi tay của bạn gặp phải sự kích thích của không khí lạnh, những mạch máu trên cùng sẽ co lại để chống lại sự toả nhiệt của cơ thể ra bên ngoài. Điều này cũng giống như bạn từ ngoài trời lạnh giá bước vào trong phòng liền lập tức đóng ngay cửa lại để tránh cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống. Nếu như trong vài phút, tay tiếp xúc với bếp ấm lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, những mạch máu sẽ căng và dần dần nở ra. Đồng thời, nó truyền nhiệt lượng cho máu ở trong các dòng mạch. Lúc này, vì có tính đàn hồi nên mạch máu có thể khôi phục lại được trạng thái ban đầu. Nếu như tay tiếp tục bị lạnh, những mạch máu ở bên ngoài tiếp tục co lại, cùng với việc không khí lạnh truyền vào sâu hơn, những mạch máu bên trong cũng sẽ co lại để tránh cho nhiệt độ cơ thể tiếp tục hao tổn. Hơn nữa, thời gian kích thích của không khí lạnh càng dài, thời gian co lại của mạch máu bên trong cũng sẽ càng lâu. Quá một giới hạn nhất định, mạch máu cũng giống như dây thừng bị xoắn, máu không thể lưu thông được. Vì thế, da ở nơi mà máu không lưu thông đến được sẽ bắt đầu chuyển sang màu trắng, lạnh tê cóng. Hiện tượng co thắt của mạch máu là rất khó tránh khỏi.
Lúc này nếu như bạn đưa cánh tay lạnh cóng về phía lò sưởi hoặc ngâm tay vào trong nước nóng, bởi vì nhiệt độ rất cao, trên bề mặt tay sẽ thu nhiệt và nở ra. Máu trong mạch máu trên bề mặt sẽ dần dần được lưu thông. Nhưng mạch máu ở phía trong vẫn ở trong trạng thái bị co. Nếu như bạn tiếp tục dùng lửa đề sưởi, máu trong mạch máu bề mặt sẽ dần dần tập trung vào mạch máu bên trong. Lúc này, tay của bạn chuyển từ màu trắng sang màu hồng. Máu được tập trung tại đây, nhưng chảy vào thì dễ, chảy ra lại khó. Vì thế, sung huyết trở thành tụ huyết, da chuyển màu từ đỏ sang tím. Trong thời gian dài, những chỗ bị tụ huyết bởi vì không có máu tươi chảy đến, sẽ thiếu ôxy, da sẽ bị tê cứng thậm chí còn bị hoại tử.
Vì thế khi tay của bạn đang bị tê cóng thì không nên đưa tay hơ lên lửa mà nên để nhiệt độ của tay từ từ ấm lên. Biện pháp đơn giản, dễ thực hiện là dùng hai tay xoa vào nhau, như vậy sẽ làm cho máu được lưu thông.
0 Bình luận "Tại sao tay bị lạnh cóng thì không được hơ lên lửa ngay?"