Khi nuôi con nhỏ, bạn sẽ thấy trẻ rất hay ngậm hoặc mút ngón tay. Hiện tượng này phản ánh điều gì? Nhiều bậc cha mẹ đã ngăn không cho trẻ mút ngón tay nhưng điều này chưa hẳn là đã tốt bởi ngậm ngón tay còn phản ánh nhiều sắc thái tâm lý của trẻ.
Ngậm mút ngón tay là điều hết sức bình thường ở trẻ nhỏ
Khi bạn thấy con mình có tật mút ngón tay thì không nên quá lo lắng bởi đây là một thói quen rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Hành động trẻ mút ngón tay cho thấy trẻ đang cần có sự trợ giúp để trẻ có thể tìm được cảm giác bình yên, lúc này chắc chắn trẻ đang có những lo lắng, bất an. Khi trẻ mút tay, trẻ cảm thấy có cảm giác ấm áp, gần gũi và như được mẹ ôm vào lòng.
Đối với nhiều trẻ, việc ngậm mút tay đem lại cho trẻ một sự thoải mái, sảng khoái và giúp trẻ lớn lên từng ngày. Một số trẻ xem đây là một trò chơi cực kỳ thú vị ở những năm tháng đầu đời.
Nguyên nhân khiến trẻ mút tay
Những nguyên nhân nào khiến trẻ mút ngón tay? Hầu hết những trẻ sơ sinh khi đói thường mút ngón tay, trẻ cần được bú sữa. Việc ngậm ngón tay khiến trẻ có cảm giác như được ngậm bầu sữa mẹ, như đang được ở trong lòng mẹ. Dần dần thói quen này có thể được hình thành ngay cả khi trẻ đã lớn hơn, trẻ không đói và cũng không còn bú mẹ nữa.
Đa số trẻ sẽ thôi mút tay khi ở 1-2 tuổi, nhưng nhiều trẻ vẫn giữ thói quen này khi trẻ đã 4 tuổi. Nhiều trẻ mút ngón tay vào ban đêm hoặc khi trẻ căng thẳng, lúc này việc trẻ mút ngón tay là cách để trẻ giải tỏa tâm lý và để thư giãn.
Việc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất giảm đau nội sinh, cơ thể trẻ sẽ được thư giãn và trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú.
Trẻ ngậm mút ngón tay và những bất lợi
Nếu như trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn có thói quen mút ngón tay thì việc trẻ mút ngón tay sẽ trở thành tật và lâu dần sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe của trẻ, kể cả sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Khi tay trẻ chưa sạch sẽ mà trẻ ngậm ngón tay sẽ là con đường lây nhiễm các bệnh như bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, thủy đậu, nhiễm giun sán và cả căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Khi trẻ ngậm ngón tay quá sâu, trẻ sẽ dễ bị nôn trớ thức ăn sau khi bú no hoặc sau khi ăn.
Nhiều trẻ mút ngón tay đồng thời còn nhai cả ngón tay, nếu cha mẹ không quan sát kỹ sẽ khiến tay trẻ bị tổn thương. Mút tay nhiều quá sẽ khiến ngón tay có hình dạng bất thường.
Với những trẻ trong độ tuổi từ 5-6, việc mút tay có thể gây ra những ảnh hưởng đến cả răng và hàm của trẻ, khiến hàm của trẻ có thể bị hô, hay móm.
Xét về mặt tâm lý, nếu trẻ mút ngón tay là biểu hiện của sự xấu hổ, tự ti, hay mặc cảm trong cuộc sống.
Làm gì khi trẻ hay mút ngón tay?
Đối với trường hợp trẻ mút ngón tay, khi trẻ còn nhỏ nên cho trẻ bú đầy đủ để tránh trường hợp trẻ đói. Khi trẻ mút tay, hãy tìm cách làm phân tâm trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi trẻ sắp mút tay trở lại.
Khi trẻ bị bệnh, hay gặp nỗi sợ hãi nào đó, cha mẹ hãy bên cạnh trẻ để trẻ có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này, đây là cách giúp trẻ hạn chế việc mút tay.
Hãy động viên trẻ loại bỏ thói quen mút tay nếu trẻ đã lớn, giải thích cho trẻ nghe những tác hại khi trẻ mút ngón tay. Tạo điều kiện cho trẻ chơi các hoạt động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt trí não và thể lực, khiến trẻ quen đi thói quen mút tay.
Cần vệ sinh tay chân cho trẻ thật sạch sẽ để tránh việc trẻ mút tay sẽ lây truyền các bệnh. Nếu tất cả những cố gắng trên không có tác dụng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để có thể điều trị sớm thói quen này.
Ngậm mút ngón tay là điều hết sức bình thường ở trẻ nhỏ
Khi bạn thấy con mình có tật mút ngón tay thì không nên quá lo lắng bởi đây là một thói quen rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Hành động trẻ mút ngón tay cho thấy trẻ đang cần có sự trợ giúp để trẻ có thể tìm được cảm giác bình yên, lúc này chắc chắn trẻ đang có những lo lắng, bất an. Khi trẻ mút tay, trẻ cảm thấy có cảm giác ấm áp, gần gũi và như được mẹ ôm vào lòng.
Đối với nhiều trẻ, việc ngậm mút tay đem lại cho trẻ một sự thoải mái, sảng khoái và giúp trẻ lớn lên từng ngày. Một số trẻ xem đây là một trò chơi cực kỳ thú vị ở những năm tháng đầu đời.
Nguyên nhân khiến trẻ mút tay
Những nguyên nhân nào khiến trẻ mút ngón tay? Hầu hết những trẻ sơ sinh khi đói thường mút ngón tay, trẻ cần được bú sữa. Việc ngậm ngón tay khiến trẻ có cảm giác như được ngậm bầu sữa mẹ, như đang được ở trong lòng mẹ. Dần dần thói quen này có thể được hình thành ngay cả khi trẻ đã lớn hơn, trẻ không đói và cũng không còn bú mẹ nữa.
Đa số trẻ sẽ thôi mút tay khi ở 1-2 tuổi, nhưng nhiều trẻ vẫn giữ thói quen này khi trẻ đã 4 tuổi. Nhiều trẻ mút ngón tay vào ban đêm hoặc khi trẻ căng thẳng, lúc này việc trẻ mút ngón tay là cách để trẻ giải tỏa tâm lý và để thư giãn.
Việc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất giảm đau nội sinh, cơ thể trẻ sẽ được thư giãn và trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú.
Trẻ ngậm mút ngón tay và những bất lợi
Nếu như trẻ đã trên 5 tuổi mà vẫn có thói quen mút ngón tay thì việc trẻ mút ngón tay sẽ trở thành tật và lâu dần sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe của trẻ, kể cả sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Khi tay trẻ chưa sạch sẽ mà trẻ ngậm ngón tay sẽ là con đường lây nhiễm các bệnh như bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, thủy đậu, nhiễm giun sán và cả căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Khi trẻ ngậm ngón tay quá sâu, trẻ sẽ dễ bị nôn trớ thức ăn sau khi bú no hoặc sau khi ăn.
Nhiều trẻ mút ngón tay đồng thời còn nhai cả ngón tay, nếu cha mẹ không quan sát kỹ sẽ khiến tay trẻ bị tổn thương. Mút tay nhiều quá sẽ khiến ngón tay có hình dạng bất thường.
Với những trẻ trong độ tuổi từ 5-6, việc mút tay có thể gây ra những ảnh hưởng đến cả răng và hàm của trẻ, khiến hàm của trẻ có thể bị hô, hay móm.
Xét về mặt tâm lý, nếu trẻ mút ngón tay là biểu hiện của sự xấu hổ, tự ti, hay mặc cảm trong cuộc sống.
Làm gì khi trẻ hay mút ngón tay?
Đối với trường hợp trẻ mút ngón tay, khi trẻ còn nhỏ nên cho trẻ bú đầy đủ để tránh trường hợp trẻ đói. Khi trẻ mút tay, hãy tìm cách làm phân tâm trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi trẻ sắp mút tay trở lại.
Khi trẻ bị bệnh, hay gặp nỗi sợ hãi nào đó, cha mẹ hãy bên cạnh trẻ để trẻ có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này, đây là cách giúp trẻ hạn chế việc mút tay.
Hãy động viên trẻ loại bỏ thói quen mút tay nếu trẻ đã lớn, giải thích cho trẻ nghe những tác hại khi trẻ mút ngón tay. Tạo điều kiện cho trẻ chơi các hoạt động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt trí não và thể lực, khiến trẻ quen đi thói quen mút tay.
Cần vệ sinh tay chân cho trẻ thật sạch sẽ để tránh việc trẻ mút tay sẽ lây truyền các bệnh. Nếu tất cả những cố gắng trên không có tác dụng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để có thể điều trị sớm thói quen này.
0 Bình luận "Vì sao trẻ con thường mút ngón tay?"