Khi trồng cây, người ta thường tỉa và cắt bớt một phần cành lá cây giống mới đem trồng, cá biệt có nơi khi trồng cây lá rộng, còn phải cắt đi một nửa hoặc 2/3 mỗi lá. Đó là do khi bứng, hệ thống rễ ít nhiều đều bị đứt, ảnh hưởng đến khả năng hút nước của cây.
Sau khi bứng đi, số rễ bị thương không còn khả năng hút nước. Trong khi đó, lá cây vẫn quang hợp và hô hấp bình thường, mà hoạt động này lại đòi hỏi nhiều nước. Đặc biệt khi có gió và nắng to, sự thoát hơi mặt lá và cành rất mạnh, lượng nước mất đi càng lớn.
Nếu bứng cây đem trồng mà không cắt bớt một số cành và lá, công việc giữa bộ rễ và bộ phận trên mặt đất sẽ không điều hoà, làm cho lượng nước vào cơ thể cây thì ít, ra thì nhiều, dễ dẫn đến héo khô hoặc hồi phục chậm, cây có thể chết do mất nước.
Vì vậy, khi bứng cây đem trồng cần phải cắt bớt một số lá và cành vừa phải để giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa số nước hút vào và số nước mất đi, có thế mới nâng cao được tỷ lệ cây sống.
Sau khi bứng đi, số rễ bị thương không còn khả năng hút nước. Trong khi đó, lá cây vẫn quang hợp và hô hấp bình thường, mà hoạt động này lại đòi hỏi nhiều nước. Đặc biệt khi có gió và nắng to, sự thoát hơi mặt lá và cành rất mạnh, lượng nước mất đi càng lớn.
Nếu bứng cây đem trồng mà không cắt bớt một số cành và lá, công việc giữa bộ rễ và bộ phận trên mặt đất sẽ không điều hoà, làm cho lượng nước vào cơ thể cây thì ít, ra thì nhiều, dễ dẫn đến héo khô hoặc hồi phục chậm, cây có thể chết do mất nước.
Vì vậy, khi bứng cây đem trồng cần phải cắt bớt một số lá và cành vừa phải để giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa số nước hút vào và số nước mất đi, có thế mới nâng cao được tỷ lệ cây sống.
0 Bình luận "Vì sao khi bứng cây đi phải cắt bớt một phần cành lá?"