Nghe mp3 thường xuyên có hại ko?
Có !
Khoảng 2/3 số người trẻ tuổi luôn "thủ sẵn" chiếc MP3 trong người và không hề bận tâm đến những nguy hại mà đôi tai bé bỏng phải chịu đựng vì âm lượng quá lớn.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh dành cho Người điếc (RNID) đã đưa ra cảnh báo này với những fan hâm mộ MP3 cuồng nhiệt. Riêng tại thị trường Anh, có khoảng 80 triệu chiếc MP3 được tiêu thụ trong một năm.
Viện này cũng cáo buộc sự vô trách nhiệm của các nhà sản xuất khi không in nổi và rõ ràng cảnh báo trên bao bì sản phẩm.
RNID khuyên những người hâm mộ CNTT nên đầu tư một bộ lọc cho tai nghe của MP3.
Sản phẩm này sẽ làm giảm những tạp âm bên ngoài và khiến cho người dùng không cần tăng volume mà vẫn có thể nghe rõ.
RNID điều tra 110 người dùng MP3 tại các đô thị lớn như Brighton, Manchester và Birmingham, thì có tới 72 người nghe với âm lượng lớn hơn 85 đề-xi-ben.
Âm lượng này tương đương với tiếng của một chiếc đồng hồ báo thức ở cự li cực gần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nghe bằng tai nghe ở 85 đề-xi-ben hoặc hơn trong vòng 1 giờ đồng hồ liên tục sẽ gây hại cho màng nhĩ.
Theo RNID, quá nửa số người trẻ tuổi sử dụng MP3 hơn 1h/ngày và khoảng 1/4 nghe hơn 21h/tuần.
Tới 58% số người tham gia vào cuộc điều tra nói trên của RNID không ý thức được những tác hại của máy nghe nhạc đối với tai và 79% chẳng buồn ngó đến hướng dẫn sử dụng và cảnh báo về mức độ tiếng ồn khi mua một chiếc MP3.
Người phát ngôn của RNID cho biết tháng 9 năm ngoái, cơ quan này đã viết thư ngỏ gửi đến 55 nhà sản xuất MP3 và điện thoại di động yêu cầu họ in những cảnh báo về âm lượng cao rõ ràng và dễ gây chú ý với người dùng hơn nữa. Nhưng kết quả là "chúng tôi nhận được phản hồi của duy nhất 2 công ty".
Brain Lamb, giám đốc điều hành của RNID, phát biểu: "Các nhà sản xuất MP3 có trách nhiệm làm cho khách hàng của họ ý thức được sự nguy hiểm khi nghe với âm lượng lớn bằng cách in cảnh báo rõ ràng trên bao bì và sản phẩm. Họ cũng cần chỉ ra sự tương đương giữa âm lượng và đề-xi-ben".
"Thật quá dễ dàng để chuyển âm lượng từ bình thường sang mức độ nguy hiểm, đặc biệt khi người dùng đang ở nơi đông đúc, ồn ào. Hãy lưu ý, nếu người khác có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ MP3 của bạn khi đứng cách bạn khoảng một mét, bạn và tai đang "lâm nguy" đấy nhé!".
Có !
Khoảng 2/3 số người trẻ tuổi luôn "thủ sẵn" chiếc MP3 trong người và không hề bận tâm đến những nguy hại mà đôi tai bé bỏng phải chịu đựng vì âm lượng quá lớn.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh dành cho Người điếc (RNID) đã đưa ra cảnh báo này với những fan hâm mộ MP3 cuồng nhiệt. Riêng tại thị trường Anh, có khoảng 80 triệu chiếc MP3 được tiêu thụ trong một năm.
Viện này cũng cáo buộc sự vô trách nhiệm của các nhà sản xuất khi không in nổi và rõ ràng cảnh báo trên bao bì sản phẩm.
RNID khuyên những người hâm mộ CNTT nên đầu tư một bộ lọc cho tai nghe của MP3.
Sản phẩm này sẽ làm giảm những tạp âm bên ngoài và khiến cho người dùng không cần tăng volume mà vẫn có thể nghe rõ.
RNID điều tra 110 người dùng MP3 tại các đô thị lớn như Brighton, Manchester và Birmingham, thì có tới 72 người nghe với âm lượng lớn hơn 85 đề-xi-ben.
Âm lượng này tương đương với tiếng của một chiếc đồng hồ báo thức ở cự li cực gần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nghe bằng tai nghe ở 85 đề-xi-ben hoặc hơn trong vòng 1 giờ đồng hồ liên tục sẽ gây hại cho màng nhĩ.
Theo RNID, quá nửa số người trẻ tuổi sử dụng MP3 hơn 1h/ngày và khoảng 1/4 nghe hơn 21h/tuần.
Tới 58% số người tham gia vào cuộc điều tra nói trên của RNID không ý thức được những tác hại của máy nghe nhạc đối với tai và 79% chẳng buồn ngó đến hướng dẫn sử dụng và cảnh báo về mức độ tiếng ồn khi mua một chiếc MP3.
Người phát ngôn của RNID cho biết tháng 9 năm ngoái, cơ quan này đã viết thư ngỏ gửi đến 55 nhà sản xuất MP3 và điện thoại di động yêu cầu họ in những cảnh báo về âm lượng cao rõ ràng và dễ gây chú ý với người dùng hơn nữa. Nhưng kết quả là "chúng tôi nhận được phản hồi của duy nhất 2 công ty".
Brain Lamb, giám đốc điều hành của RNID, phát biểu: "Các nhà sản xuất MP3 có trách nhiệm làm cho khách hàng của họ ý thức được sự nguy hiểm khi nghe với âm lượng lớn bằng cách in cảnh báo rõ ràng trên bao bì và sản phẩm. Họ cũng cần chỉ ra sự tương đương giữa âm lượng và đề-xi-ben".
"Thật quá dễ dàng để chuyển âm lượng từ bình thường sang mức độ nguy hiểm, đặc biệt khi người dùng đang ở nơi đông đúc, ồn ào. Hãy lưu ý, nếu người khác có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ MP3 của bạn khi đứng cách bạn khoảng một mét, bạn và tai đang "lâm nguy" đấy nhé!".
0 Bình luận "Nghe mp3 thường xuyên có hại ko?"