Bạn thuộc nhóm máu A nhưng mình thuộc nhóm máu B. Tại sao lại thế nhỉ?
Các nhà khoa học cho rằng, sự tồn tại các nhóm máu khác nhau chỉ để chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Việc mỗi nhóm máu lại sở hữu kháng thể chống lại các nhóm máu khác chẳng qua là một “tai nạn” của sự tiến hóa.
Con người có 4 nhóm máu chính. Nhóm máu A là nhóm máu cổ xưa nhất, tồn tại từ trước khi tổ tiên chúng ta tiến hóa thành loài người như ngày hôm nay. Nhóm B có nguồn gốc khoảng 3,5 triệu năm trước, trong khi nhóm máu O và AB là "trẻ" nhất với tuổi thọ 2,5 triệu năm.
Sự khác nhau của các nhóm máu dựa trên các chất cacbohydrad và protein đặc thù trên bề mặt hồng cầu. Không phải nhóm máu nào cũng có thể cho hoặc nhận lẫn nhau.
Con người có 4 nhóm máu chính. Nhóm máu A là nhóm máu cổ xưa nhất, tồn tại từ trước khi tổ tiên chúng ta tiến hóa thành loài người như ngày hôm nay. Nhóm B có nguồn gốc khoảng 3,5 triệu năm trước, trong khi nhóm máu O và AB là "trẻ" nhất với tuổi thọ 2,5 triệu năm.
Sự khác nhau của các nhóm máu dựa trên các chất cacbohydrad và protein đặc thù trên bề mặt hồng cầu. Không phải nhóm máu nào cũng có thể cho hoặc nhận lẫn nhau.
Nếu một người nhóm máu B nhận máu của người nhóm máu A, hệ thống miễn dịch của anh ta ngay lập tức nhận ra có kẻ “xâm lăng”. Hệ thống này sẽ tìm mọi cách đào thải kẻ xâm lược ra khỏi cơ thể.
Những người nhóm máu O thường được gọi là “nhà tài trợ toàn cầu” khi có thể cho bất kì nhóm máu nào, nhưng chỉ nhận được nhóm máu giống mình là O.
Tuy nhiên, việc các nhóm máu xung đột với nhau vẫn chưa thể giải thích cho việc tại sao chúng ta có 4 nhóm máu. Có thể thấy, việc truyền máu mới chỉ xuất hiện cách đây vài trăm năm, chẳng thấm gì so với tuổi thọ của các nhóm máu (hơn 3 triệu năm). Rõ ràng, sự xung khắc giữa các nhóm máu không liên quan gì đến sự phát triển của chúng.
Những người nhóm máu O thường được gọi là “nhà tài trợ toàn cầu” khi có thể cho bất kì nhóm máu nào, nhưng chỉ nhận được nhóm máu giống mình là O.
Tuy nhiên, việc các nhóm máu xung đột với nhau vẫn chưa thể giải thích cho việc tại sao chúng ta có 4 nhóm máu. Có thể thấy, việc truyền máu mới chỉ xuất hiện cách đây vài trăm năm, chẳng thấm gì so với tuổi thọ của các nhóm máu (hơn 3 triệu năm). Rõ ràng, sự xung khắc giữa các nhóm máu không liên quan gì đến sự phát triển của chúng.
Theo giả định của các nhà khoa học, dịch bệnh là nguyên nhân chính gây ra sự khác nhau của các nhóm máu. Nói một cách dễ hiểu hơn, sự thích ứng để chống lại dịch bệnh của con người từ hàng triệu năm trước dẫn tới việc phân chia và hình thành các nhóm máu.
Nghiên cứu năm 2007 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng, những người thuộc nhóm máu O có sức đề kháng bệnh sốt rét rất tốt, điển hình là người dân châu Phi và những nơi khác trên thế giới.
Nghiên cứu lý giải: Vì các tế bào máu nhiễm bệnh không thể tìm ra mối liên kết chặt chẽ với các tế bào khỏe mạnh, nên chúng khó lòng lây lan đi khắp cơ thể. Từ đó, những người có nhóm máu B và O thường nhanh khỏi hơn bệnh nhân thuộc nhóm máu A. Đây là lợi thế của việc có nhiều nhóm máu khác nhau trên thế giới.
Mặt khác, người mang nhóm máu O lại có khuynh hướng “mỏng manh” trước các bệnh khác hơn, chẳng hạn như bệnh ngoài da, cúm hay sốt virus.
Như vậy, việc tiến hóa và phân chia các nhóm máu đã giúp con người thích ứng với môi trường sống và tự chống lại dịch bệnh.
Và cuối cùng, teen nhà mình phải nhớ rằng dù có thuộc nhóm máu nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn phải duy trì một chế độ ăn điều độ, tập thể dục thường xuyên để luôn khỏe mạnh nhé!
0 Bình luận "Vì sao con người có nhóm máu khác nhau ?"