Đã bao giờ bạn thắc mắc về việc tại sao đầu ngón tay, chân của chúng ta lại trở nên nhăn nhúm đáng sợ sau khi tắm chưa?
Trong một khoảng thời gian rất lâu, người ta cho rằng điều đó xảy ra không vì lý do gì, chỉ đơn thuần như miếng bọt biển bị ngấm nước và trở thành hình dạng ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên, những đặc điểm tiến hóa của con người khi gặp điều kiện tự nhiên nhất định hiếm khi nào “tự nhiên nó thế”. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mục đích sâu xa của việc lớp da đầu ngón tay, chân trở nên nhăn nhúm sau khi tắm.Một nhóm các nhà khoa học thuộc tổ chức nghiên cứu độc lập tại Idaho (Mỹ), chuyên nghiên cứu về khả năng nhận thức và sự tiến hóa của con người đã tìm ra sự thật đáng ngạc nhiên về hiện tượng trên. Do việc da trở nên nhăn nheo chỉ xảy ra ở đầu các ngón tay, chân chứ không phải bất kỳ bộ phận cơ thể nào khác nên các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân không thể do nước bị ngấm vào da trong quá trình tiếp xúc. Lý giải cho giả thiết trên, đội nghiên cứu đã phát hiện các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ở ngón tay đều “miễn nhiễm” với việc nhăn nheo khi tiếp xúc với nước.
Chính phát hiện này đã chỉ rõ rằng không phải nước mà chính hệ thần kinh mới là tác nhân chính điều khiển hiện tượng này.
Vậy những nếp nhăn này có tác dụng gì? Theo một bài báo khoa học đăng trên tạp chí “Brain, Behavior and Evolution”, hiện tượng nhăn da đầu ngón tay, chân này gọi là “rain treads” (tạm dịch: “bước trong mưa”). Đó là phản ứng được điều khiển bởi các dây thần kinh, khiến nước không bị giữ lại quá nhiều trên phần da của các đầu ngón tay, chân.
Điều này sẽ giúp cải thiện độ bám dính của tay, chân với bề mặt tiếp xúc trong điều kiện ẩm ướt (chẳng hạn như tay cầm điện thoại di động không bị trơn trượt trong những ngày mưa). Những nếp nhăn đó có chức năng tương tự như một mạng lưới thoát nước. Chúng ta có thể quan sát điều này rõ hơn qua ảnh dưới, phần da nhăn ẩm ướt có hình dạng rất giống với mạng lưới thoát nước trên một dãy núi.Các nhà khoa học cũng tìm ra thêm một bằng chứng khác khiến họ cho rằng những nếp nhăn này có nhiệm vụ thoát nước: Thời gian chúng xuất hiện. Những nếp nhăn này chỉ xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc với nước từ 5 phút trở lên. Khoảng thời gian này là hợp lý bởi khi đó, da chúng ta đang bắt đầu có tình trạng “uống no nước” nên các nếp nhăn này sẽ xuất hiện để “xả lũ”.
Trong nhiều nghiên cứu chưa được công nhận chính thức, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khả năng bám giữ các vật nặng của con người thật sự được cải thiện khi ngón tay xuất hiện các nếp nhăn. Phải chăng, vì sở hữu "nếp nhăn khổng lồ" mà anh hùng Người Nhện có thể bò lên tường một cách dễ dàng? Một ngày nào đó, khi khả năng này chính thức được giới khoa học công nhận, công nghệ “rãnh nước nhân tạo” có thể sẽ được ứng dụng vào bề mặt của các loại găng tay, giày…
Trong một khoảng thời gian rất lâu, người ta cho rằng điều đó xảy ra không vì lý do gì, chỉ đơn thuần như miếng bọt biển bị ngấm nước và trở thành hình dạng ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên, những đặc điểm tiến hóa của con người khi gặp điều kiện tự nhiên nhất định hiếm khi nào “tự nhiên nó thế”. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mục đích sâu xa của việc lớp da đầu ngón tay, chân trở nên nhăn nhúm sau khi tắm.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc tổ chức nghiên cứu độc lập tại Idaho (Mỹ), chuyên nghiên cứu về khả năng nhận thức và sự tiến hóa của con người đã tìm ra sự thật đáng ngạc nhiên về hiện tượng trên. Do việc da trở nên nhăn nheo chỉ xảy ra ở đầu các ngón tay, chân chứ không phải bất kỳ bộ phận cơ thể nào khác nên các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân không thể do nước bị ngấm vào da trong quá trình tiếp xúc. Lý giải cho giả thiết trên, đội nghiên cứu đã phát hiện các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ở ngón tay đều “miễn nhiễm” với việc nhăn nheo khi tiếp xúc với nước.
Chính phát hiện này đã chỉ rõ rằng không phải nước mà chính hệ thần kinh mới là tác nhân chính điều khiển hiện tượng này.
Vậy những nếp nhăn này có tác dụng gì? Theo một bài báo khoa học đăng trên tạp chí “Brain, Behavior and Evolution”, hiện tượng nhăn da đầu ngón tay, chân này gọi là “rain treads” (tạm dịch: “bước trong mưa”). Đó là phản ứng được điều khiển bởi các dây thần kinh, khiến nước không bị giữ lại quá nhiều trên phần da của các đầu ngón tay, chân.
Điều này sẽ giúp cải thiện độ bám dính của tay, chân với bề mặt tiếp xúc trong điều kiện ẩm ướt (chẳng hạn như tay cầm điện thoại di động không bị trơn trượt trong những ngày mưa). Những nếp nhăn đó có chức năng tương tự như một mạng lưới thoát nước. Chúng ta có thể quan sát điều này rõ hơn qua ảnh dưới, phần da nhăn ẩm ướt có hình dạng rất giống với mạng lưới thoát nước trên một dãy núi.
Vậy những nếp nhăn này có tác dụng gì? Theo một bài báo khoa học đăng trên tạp chí “Brain, Behavior and Evolution”, hiện tượng nhăn da đầu ngón tay, chân này gọi là “rain treads” (tạm dịch: “bước trong mưa”). Đó là phản ứng được điều khiển bởi các dây thần kinh, khiến nước không bị giữ lại quá nhiều trên phần da của các đầu ngón tay, chân.
Điều này sẽ giúp cải thiện độ bám dính của tay, chân với bề mặt tiếp xúc trong điều kiện ẩm ướt (chẳng hạn như tay cầm điện thoại di động không bị trơn trượt trong những ngày mưa). Những nếp nhăn đó có chức năng tương tự như một mạng lưới thoát nước. Chúng ta có thể quan sát điều này rõ hơn qua ảnh dưới, phần da nhăn ẩm ướt có hình dạng rất giống với mạng lưới thoát nước trên một dãy núi.
Các nhà khoa học cũng tìm ra thêm một bằng chứng khác khiến họ cho rằng những nếp nhăn này có nhiệm vụ thoát nước: Thời gian chúng xuất hiện. Những nếp nhăn này chỉ xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc với nước từ 5 phút trở lên. Khoảng thời gian này là hợp lý bởi khi đó, da chúng ta đang bắt đầu có tình trạng “uống no nước” nên các nếp nhăn này sẽ xuất hiện để “xả lũ”.
Trong nhiều nghiên cứu chưa được công nhận chính thức, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khả năng bám giữ các vật nặng của con người thật sự được cải thiện khi ngón tay xuất hiện các nếp nhăn. Phải chăng, vì sở hữu "nếp nhăn khổng lồ" mà anh hùng Người Nhện có thể bò lên tường một cách dễ dàng? Một ngày nào đó, khi khả năng này chính thức được giới khoa học công nhận, công nghệ “rãnh nước nhân tạo” có thể sẽ được ứng dụng vào bề mặt của các loại găng tay, giày…
Trong nhiều nghiên cứu chưa được công nhận chính thức, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khả năng bám giữ các vật nặng của con người thật sự được cải thiện khi ngón tay xuất hiện các nếp nhăn. Phải chăng, vì sở hữu "nếp nhăn khổng lồ" mà anh hùng Người Nhện có thể bò lên tường một cách dễ dàng? Một ngày nào đó, khi khả năng này chính thức được giới khoa học công nhận, công nghệ “rãnh nước nhân tạo” có thể sẽ được ứng dụng vào bề mặt của các loại găng tay, giày…
0 Bình luận "Vì sao ngón tay "nhăn nheo như quả táo tàu" sau khi tắm ?"