"Hức... hức" là tiếng đặc trưng của nấc...
Khi bé đã bạn nào chưa bị bố mẹ đánh đòn hay anh chị trêu đùa đến độ khóc nức nở chưa? Nếu chưa thì hẳn các bạn đều đã từng bị những cái nấc hành hạ, gây khó chịu rồi phải không? Cùng chúng mình tìm hiểu về phản xạ cơ học này của con người nhé!
Nấc (còn gọi là nấc cụt hay ách nghịch) về bản chất có thể hiểu đơn giản là sự co hẹp đột ngột của những cơ được sử dụng để hít vào. Ngay sau khi những cơ đó bắt đầu chuyển động, thanh môn (khoảng giữa hai dây thanh âm) đóng khí quản để tạo ra âm thanh đặc trưng “hức”. Đó chính là tiếng nấc chính hiệu.
Hiện tượng này có lẽ đã có cách đây từ rất lâu vào thời kì đầu con người mới xuất hiện. Để truy tìm gốc gác và cơ chế của phản ứng tự nhiên này, các nhà khoa học đã phải đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử loài người từ khi mới hình thành. Theo một số nhà khoa học người Pháp, rất có thể nó liên quan đến giả thuyết, tổ tiên chúng ta từng sinh sống ở biển và có mang để hỗ trợ cho việc hô hấp.
Về nguyên nhân, có rất nhiều lý giải về phản ứng tự nhiên này của con người. Theo như y học hiện đại, thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng là nguyên nhân của nấc. Bên cạnh đó, ợ chua, ăn đồ ăn cay, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc là tác nhân gây nấc ở đa số những người bình thường. Một vài trường hợp khác như nói một hơi quá dài hay bị thiếu cân bằng điện giải; sử dụng một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh có chứa morphine và Oxycodone; thiếu vitamin cũng khiến nguy cơ bị nấc cụt tăng lên đáng kể.
Về nguyên nhân, có rất nhiều lý giải về phản ứng tự nhiên này của con người. Theo như y học hiện đại, thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng là nguyên nhân của nấc. Bên cạnh đó, ợ chua, ăn đồ ăn cay, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc là tác nhân gây nấc ở đa số những người bình thường. Một vài trường hợp khác như nói một hơi quá dài hay bị thiếu cân bằng điện giải; sử dụng một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh có chứa morphine và Oxycodone; thiếu vitamin cũng khiến nguy cơ bị nấc cụt tăng lên đáng kể.
Xung quanh câu hỏi tại sao này có rất nhiều ý kiến và giả thuyết khoa học phát sinh. Một lý thuyết cho rằng, nấc là sự chuẩn bị cho các cơ hô hấp của thai nhi. Thực tế ngay từ khi trong bụng mẹ, siêu âm cho thấy thai nhi đã biết nấc trong dạ con trước khi chuyển động hít thở xuất hiện. Lý thuyết khác cho rằng nấc ngăn dịch ối tràn vào phổi. Mới đây nhất người ta cho rằng, chìa khóa của nấc nằm ở một nhóm động vật mà với chúng, đóng kín thanh môn kết hợp với việc co các cơ "hít vào" phục vụ một mục đích rõ ràng. Chúng là những sinh vật lưỡng cư có hành động hô hấp gần tương tự với phản ứng nấc ở cơ thể con người như cá nhái, ếch…
Tuy nhiên, những câu trả lời ấy chưa đem lại sự thỏa mãn cho con người vì nấc xuất hiện khoảng 370 năm sau khi động vật lên bờ và chưa được lý giải thật sự chi tiết. Một nhóm các nhà khoa học do Christian Straus đứng đầu thuộc Bệnh viện Pitie-Saltpetriere ở Paris tin rằng, mạch não kiểm soát sự thông hơi của mang vẫn tồn tại ở động vật có vú hiện đại, bao gồm cả con người như một dấu tích tiêu biến của quá trình tiến hóa. Họ chỉ ra nhiều điểm tương đồng giữa nấc và thông hơi của mang ở những động vật chẳng hạn như nòng nọc. Cả nấc và thông hơi bị chặn lại khi phổi phồng lên bởi mức carbon dioxide cao trong nước hoặc không khí. Cũng theo họ, nấc là một phản ứng tự nhiên liên quan đến việc bú mút vú mẹ dần dần được hình thành khi con người bắt đầu thích nghi với sự sống trên cạn.
Allan Pack, chuyên gia sinh học thần kinh hô hấp thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết đây là một lý thuyết hợp lý, song rất khó chứng minh. Nếu lý thuyết này đúng, phần lớn các tế bào thần kinh hoạt động trong khi bú cũng sẽ hoạt động trong quá trình nấc.
Một vài con số thú vị về nấc cụt: Theo tổ chức ung thư Hoa Kỳ, hơn 30% bệnh nhân trải qua liệu pháp hóa học đã trải qua nấc cụt do tác dụng phụ của điều trị. Ông Charles Osborne có những cơn nấc kéo dài trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990, đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách là người đàn ông có Cơn nấc cụt dài nhất. Tháng 1 năm 2007, cô Jennifer Mee tại Florida, Mỹ, trong độ tuổi thiếu niên cũng bị nấc cục trong 5 tuần, từ 23/1/2007 đến 28/2/2007. Sau khi cơn nấc quay trở lại, bác sĩ chuyên khoa thần kinh của cô chẩn đoán cô có thể đã mắc hội chứng Tourette (hội chứng thần kinh gây ra những tật co giật bất kiểm soát).
Vậy khi bị nấc, bạn sẽ làm gì? Mách nhỏ các bạn vài cách nhé, đơn giản mà cực kì hiệu quả đó: Đầu tiên, bạn có thể uống từng ngụm nước liên tục và lấy tay bịt mũi, cách này cực kì hiệu quả đó nghe. Thứ hai, bạn có thể nín thở một lúc hết sức thì thôi. Thứ ba, bạn thử hít một ít hạt đường xem sao. Những cách trên có hiệu quả với một số lượng lớn mọi người bình thường vì cơ chế của nó thực chất là ngăn nhịp thở đều đặn trong một thời gian ngắn để cơ hoành trở lại bình thường đó mà.
Tóm lại, thực sự cho đến tận hôm nay, những điều con người biết về nấc vẫn chưa thực sự hoàn hảo như mong đợi. Tất cả lý giải nguồn gốc của nó vẫn chỉ là những giả thuyết và luôn có những điểm chưa thực sự hợp lý. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao?
0 Bình luận "Vì sao con người lại bị nấc ?"