Người Nhật Bản được ngưỡng mộ bởi phong cách làm việc siêng năng, chăm chỉ, không ngại khó. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn luôn bắt gặp người Nhật ngủ gật ở bất cứ đâu, kể cả trong… hội nghị quốc tế?
Nếu như bạn có dịp một lần đi trên các phương tiện công cộng ở Nhật, bạn có thể bắt gặp rất nhiều các nhân viên người Nhật ngủ một cách ngon lành. Thậm chí hình ảnh ấy cũng có mặt trong các phòng họp ở các công ty Nhật tuyển dụng và ở cả các hội nghị cấp quốc gia lẫn quốc tế. Điều này hiển nhiên đến mức các nghị trưởng, ủy viên nước khác thường cho rằng người Nhật nổi tiếng ở 3 phong cách, đó là cười, im lặng và…ngủ.
Vậy đâu là lý do người Nhật lại thường ngủ gật như vậy?
Nếu như bạn có dịp một lần đi trên các phương tiện công cộng ở Nhật, bạn có thể bắt gặp rất nhiều các nhân viên người Nhật ngủ một cách ngon lành. Thậm chí hình ảnh ấy cũng có mặt trong các phòng họp ở các công ty Nhật tuyển dụng và ở cả các hội nghị cấp quốc gia lẫn quốc tế. Điều này hiển nhiên đến mức các nghị trưởng, ủy viên nước khác thường cho rằng người Nhật nổi tiếng ở 3 phong cách, đó là cười, im lặng và…ngủ.
Vậy đâu là lý do người Nhật lại thường ngủ gật như vậy?
Theo nghiên cứu khoa học, ngủ gật là một hình thức phát sinh nhằm giúp con người bù đắp lại sự thiếu ngủ, mệt mỏi và những áp lực trong công việc, cuộc sống. Theo điều tra của đài truyền hình trung ương Nhật NHK, từ năm 1970 đến nay thời gian ngủ của người Nhật ngày càng giảm đi. Thậm chí, trong một chương trình quảng cáo trên truyền hình trước những năm 90 còn có khẩu hiệu như sau: “Hãy chiến đấu 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, hỡi các businessman, những businessman người Nhật”.
Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn: “Người Nhật chúng tôi thật điên khi làm việc quá nhiều”! Nhưng trong lời nói này ẩn chứa một sự tự hào về sự siêng năng và có đạo đức vượt trội.
Hành động ngủ gật như vậy được người Nhật gọi là “inemuri”, có nghĩa là “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào T7 và CN, tuy nhiên vì khối lượng công việc là nhiều vô kể nên họ vẫn thường dành 2 ngày cuối tuần để hoàn tất nốt công việc của những ngày trước đó.Mặt khác, người Nhật có thói quen làm việc muộn vào buổi tối, đặc biệt là các nghị sỹ Nhật thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị tranh luận các chủ đề chính trị bắt đầu từ lúc khuya và kết thúc là buổi sáng hôm sau. Các sinh viên trẻ thì được cho là rất “có đạo đức” nếu họ sẵn sàng cắt bỏ giấc ngủ để nghiên cứu, mặc dù trên thực tế, việc này không hiệu quả vì nó sẽ khiến họ ngủ gật vào buổi học hôm sau.
Inemuri thực chất không được coi là một giấc ngủ. Nó không giống với giấc ngủ ban đêm trên giường, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn. Nó có thể được xem như mộng du. Bạn có thể thấy một người đang rất say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga cần xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một cuộc hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi bài phát biểu của ai đó kết thúc, thậm chí còn có thể phản biện lại.
Tức là người thực hiện inemuri dù “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết. Và đây có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật. Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng.
Bởi vậy, inemuri là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Vì thế, rõ ràng là người Nhật không ngủ, họ chỉ inemuri, một việc đáng khen ở Nhật Bản.
Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn: “Người Nhật chúng tôi thật điên khi làm việc quá nhiều”! Nhưng trong lời nói này ẩn chứa một sự tự hào về sự siêng năng và có đạo đức vượt trội.
Hành động ngủ gật như vậy được người Nhật gọi là “inemuri”, có nghĩa là “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, người Nhật vẫn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào T7 và CN, tuy nhiên vì khối lượng công việc là nhiều vô kể nên họ vẫn thường dành 2 ngày cuối tuần để hoàn tất nốt công việc của những ngày trước đó.Mặt khác, người Nhật có thói quen làm việc muộn vào buổi tối, đặc biệt là các nghị sỹ Nhật thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị tranh luận các chủ đề chính trị bắt đầu từ lúc khuya và kết thúc là buổi sáng hôm sau. Các sinh viên trẻ thì được cho là rất “có đạo đức” nếu họ sẵn sàng cắt bỏ giấc ngủ để nghiên cứu, mặc dù trên thực tế, việc này không hiệu quả vì nó sẽ khiến họ ngủ gật vào buổi học hôm sau.
Inemuri thực chất không được coi là một giấc ngủ. Nó không giống với giấc ngủ ban đêm trên giường, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn. Nó có thể được xem như mộng du. Bạn có thể thấy một người đang rất say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga cần xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một cuộc hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi bài phát biểu của ai đó kết thúc, thậm chí còn có thể phản biện lại.
Tức là người thực hiện inemuri dù “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết. Và đây có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật. Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng.
Bởi vậy, inemuri là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Vì thế, rõ ràng là người Nhật không ngủ, họ chỉ inemuri, một việc đáng khen ở Nhật Bản.
0 Bình luận "Tại sao người Nhật đánh giá cao người ngủ gật?"