Mặc dù đã trở thành môn học bắt buộc ở trường học, tiếng Anh vẫn luôn là “cơn ác mộng” đối với nhiều người Nhật Bản. Vậy lý do nào khiến việc đào tạo ngôn ngữ toàn cầu này ở Nhật lại trở nên khó khăn đến vậy?
Học để thi
Rõ ràng người Nhật Bản không hoàn toàn hứng thú với tiếng Anh. “Tôi là người Nhật Bản sinh sống ở chính đất nước mình cơ mà, ngoại ngữ thực sự không cần thiết với tôi.” - Một học sinh Nhật Bản cho biết.
Đối với học sinh Nhật Bản, học tiếng Anh chỉ để vượt qua các kỳ thi, chứ không vì triển vọng nghề nghiệp hay nhu cầu trau dồi cho bản thân. Bởi vậy có thể thấy chương trình ở trường học chỉ chủ yếu thiên về đọc và viết, còn những kĩ năng khác như nghe, nói lại hoàn toàn bị lãng quên. Những từ vựng chuyên ngành “khó nuốt” cùng các cấu trúc ngữ pháp rắc rối chỉ có trong bài kiểm tra khiến họ gặp không ít khó khăn khi phải giao tiếp với người nước ngoài.
Rõ ràng người Nhật Bản không hoàn toàn hứng thú với tiếng Anh. “Tôi là người Nhật Bản sinh sống ở chính đất nước mình cơ mà, ngoại ngữ thực sự không cần thiết với tôi.” - Một học sinh Nhật Bản cho biết.
Đối với học sinh Nhật Bản, học tiếng Anh chỉ để vượt qua các kỳ thi, chứ không vì triển vọng nghề nghiệp hay nhu cầu trau dồi cho bản thân. Bởi vậy có thể thấy chương trình ở trường học chỉ chủ yếu thiên về đọc và viết, còn những kĩ năng khác như nghe, nói lại hoàn toàn bị lãng quên. Những từ vựng chuyên ngành “khó nuốt” cùng các cấu trúc ngữ pháp rắc rối chỉ có trong bài kiểm tra khiến họ gặp không ít khó khăn khi phải giao tiếp với người nước ngoài.
“Sáng tạo” tiếng Anh kiểu Nhật Bản
Nhật Bản luôn rất giỏi trong việc “hô biến” cái của người khác thành của mình. Và bảng chữ cái Katakana sinh ra để giúp tiếng Anh gần gũi với cách đọc của người Nhật hơn. Thế nhưng không ít người đã “lộn tùng phèo” khi phải đặt bút viết những cụm từ đơn giản bởi chính cách đánh vần kiểu Katakana này.
Có thể nói, tiếng Anh của Nhật rất đặc trưng, chỉ nghe thôi là biết ngay người Nhật đang nói. Lấy ví dụ, từ “Christmas” (Giáng sinh) sẽ bị biến thành クリスマス (kurisumasu). Và tất nhiên, cách chuyển phiên âm tiếng Anh sang phiên âm Katakana này sẽ dẫn tới những lỗi sai cơ bản trong việc nghe nói.
Nhật Bản luôn rất giỏi trong việc “hô biến” cái của người khác thành của mình. Và bảng chữ cái Katakana sinh ra để giúp tiếng Anh gần gũi với cách đọc của người Nhật hơn. Thế nhưng không ít người đã “lộn tùng phèo” khi phải đặt bút viết những cụm từ đơn giản bởi chính cách đánh vần kiểu Katakana này.
Có thể nói, tiếng Anh của Nhật rất đặc trưng, chỉ nghe thôi là biết ngay người Nhật đang nói. Lấy ví dụ, từ “Christmas” (Giáng sinh) sẽ bị biến thành クリスマス (kurisumasu). Và tất nhiên, cách chuyển phiên âm tiếng Anh sang phiên âm Katakana này sẽ dẫn tới những lỗi sai cơ bản trong việc nghe nói.
Môi trường không thuận lợi
Đối với một đất nước phát triển, có nền kinh tế nội địa vững mạnh như Nhật Bản, khái niệm học ngoại ngữ để kiếm được công việc tốt, lương cao còn khá xa lạ. Một blogger người Việt làm việc ở Nhật đã chia sẻ: chỉ ở khu vực Tokyo, nơi tập trung nhiều công ty nước ngoài, các nhà tuyển dụng mới yêu cầu khả năng ngoại ngữ của nhân viên. Còn lại hầu hết ở những thành phố khác, các công ty đều chỉ giao tiếp bằng tiếng Nhật.
Ngoài ra, với tính cách khá rụt rè và không muốn làm việc gì khác với đám đông, người Nhật Bản rất e dè trong việc thực tập nói tiếng ngước ngoài. Bởi vậy người ta không mấy bất ngờ khi trong lớp học tiếng Anh ở Nhật chỉ có thầy nói còn học sinh ngồi im re!
Kết
Trong thời kì hội nhập, việc học và sử dụng ngoại ngữ thành thạo là vô cùng cần thiết. Chính phủ Nhật Bản cũng đang đưa ra những chính sách thay đổi tích cực như đưa tiếng Anh vào chương trình học sớm hơn với các phương pháp giảng dạy bớt tính “lý thuyết”, sinh viên phần lớn đều có thời gian rảnh để tập trung đào tạo ngôn ngữ,… Còn kết quả thế nào, có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài.
Đối với một đất nước phát triển, có nền kinh tế nội địa vững mạnh như Nhật Bản, khái niệm học ngoại ngữ để kiếm được công việc tốt, lương cao còn khá xa lạ. Một blogger người Việt làm việc ở Nhật đã chia sẻ: chỉ ở khu vực Tokyo, nơi tập trung nhiều công ty nước ngoài, các nhà tuyển dụng mới yêu cầu khả năng ngoại ngữ của nhân viên. Còn lại hầu hết ở những thành phố khác, các công ty đều chỉ giao tiếp bằng tiếng Nhật.
Ngoài ra, với tính cách khá rụt rè và không muốn làm việc gì khác với đám đông, người Nhật Bản rất e dè trong việc thực tập nói tiếng ngước ngoài. Bởi vậy người ta không mấy bất ngờ khi trong lớp học tiếng Anh ở Nhật chỉ có thầy nói còn học sinh ngồi im re!
Kết
Trong thời kì hội nhập, việc học và sử dụng ngoại ngữ thành thạo là vô cùng cần thiết. Chính phủ Nhật Bản cũng đang đưa ra những chính sách thay đổi tích cực như đưa tiếng Anh vào chương trình học sớm hơn với các phương pháp giảng dạy bớt tính “lý thuyết”, sinh viên phần lớn đều có thời gian rảnh để tập trung đào tạo ngôn ngữ,… Còn kết quả thế nào, có lẽ vẫn còn là một chặng đường dài.
0 Bình luận "Tại sao người Nhật thường không giỏi tiếng Anh?"