Khi chạy bộ, chúng ta thường thấy không khí hít vào không đủ dùng, nên thường há miệng để không khí qua miệng hít thêm vào cơ thể. Điều này cho thấy cả mũi và miệng đều có khả năng hít thở. Thế thì, tại sao bình thường chúng ta không dùng miệng để thở mà lại dùng mũi?
Đó là khoang mũi của chúng ta có một số kết cấu đặc biệt. Chúng có thể ngăn ngừa không cho các vật có hại trong không khí như vi khuẩn, bụi bẩn xâm hại vào trong cơ thể, bảo đảm cho sức khoẻ. Trong khoang mũi kết cấu nào có vai trò quan trọng như vậy? Trước hết, phía trước khoang mũi có một lớp da, từ lớp da này mọc lên rất nhiều lông mũi, cũng giống như lông trên cánh tay. Tuy nhiên, lông mũi to và dầy hơn lông tay. Chúng đan xen với nhau thành một chiếc lưới. Khi không khí đi qua khoang mũi, vi khuẩn và bụi bẩn bị ngăn lại ở bên ngoài, còn không khí đi vào trong cơ thể. Ngoài ra, trên bề mặt phía sau khoang mũi còn có một lớp màng dính, trên màng dính có rất nhiều mạch máu nhỏ li ti gọi là huyết quản mao mạch. Máu trong huyết quản mao mạch và cơ thể có cùng độ ấm. Khi không khí lạnh bên ngoài đi vào trong khoang mũi, qua huyết quản mao mạch, máu trong huyết quản mao mạch sẽ truyền một phần nhiệt lượng của mình cho không khí, khiến khoang mũi được sưởi ấm lên. Như vậy, thần kinh khoang mũi sẽ không bi kích thích. Lớp màng dính cũng có thể tạo ra một loại dịch nhầy. Đó là cái mà chúng ta thường gọi là nước mũi. Tác dụng của nước mũi là giữ lại vi khuẩn và bụi bẩn trong quá trình hít thở không khí, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nước mũi cũng có thể làm ẩm không khí khô.
Như vậy trong mũi có lông mũi, huyết quản mao mạch và màng dính có thể loại bỏ những vật có hại, chỉ giữ lại phần không khí sạch thông qua khí quản đi vào cơ quan hô hấp của cơ thể là hai lá phổi. Miệng của chúng ta do không có những kết cấu này, nên khi vào phổi có thể có nhiều vật có hại, làm tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta. Do vậy, khi chạy bộ, để tránh cho cơ thế thiếu ôxy, cần nhanh chóng tăng lượng khí hít vào thì chúng ta mới dùng miệng để thở.
Đó là khoang mũi của chúng ta có một số kết cấu đặc biệt. Chúng có thể ngăn ngừa không cho các vật có hại trong không khí như vi khuẩn, bụi bẩn xâm hại vào trong cơ thể, bảo đảm cho sức khoẻ. Trong khoang mũi kết cấu nào có vai trò quan trọng như vậy? Trước hết, phía trước khoang mũi có một lớp da, từ lớp da này mọc lên rất nhiều lông mũi, cũng giống như lông trên cánh tay. Tuy nhiên, lông mũi to và dầy hơn lông tay. Chúng đan xen với nhau thành một chiếc lưới. Khi không khí đi qua khoang mũi, vi khuẩn và bụi bẩn bị ngăn lại ở bên ngoài, còn không khí đi vào trong cơ thể. Ngoài ra, trên bề mặt phía sau khoang mũi còn có một lớp màng dính, trên màng dính có rất nhiều mạch máu nhỏ li ti gọi là huyết quản mao mạch. Máu trong huyết quản mao mạch và cơ thể có cùng độ ấm. Khi không khí lạnh bên ngoài đi vào trong khoang mũi, qua huyết quản mao mạch, máu trong huyết quản mao mạch sẽ truyền một phần nhiệt lượng của mình cho không khí, khiến khoang mũi được sưởi ấm lên. Như vậy, thần kinh khoang mũi sẽ không bi kích thích. Lớp màng dính cũng có thể tạo ra một loại dịch nhầy. Đó là cái mà chúng ta thường gọi là nước mũi. Tác dụng của nước mũi là giữ lại vi khuẩn và bụi bẩn trong quá trình hít thở không khí, không cho chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nước mũi cũng có thể làm ẩm không khí khô.
Như vậy trong mũi có lông mũi, huyết quản mao mạch và màng dính có thể loại bỏ những vật có hại, chỉ giữ lại phần không khí sạch thông qua khí quản đi vào cơ quan hô hấp của cơ thể là hai lá phổi. Miệng của chúng ta do không có những kết cấu này, nên khi vào phổi có thể có nhiều vật có hại, làm tổn hại đến sức khoẻ của chúng ta. Do vậy, khi chạy bộ, để tránh cho cơ thế thiếu ôxy, cần nhanh chóng tăng lượng khí hít vào thì chúng ta mới dùng miệng để thở.
0 Bình luận "Mũi và mồm đều có thể hít thở, tại sao lại cần mũi để thở?"