Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những người bị câm điếc. Vậy người bị câm đồng thời cũng sẽ bị điếc sao? Thực tế cho chúng ta thấy, người điếc không hẳn sẽ bị câm. Nhưng, những người câm dường như đều bị điếc. Nói chuyện với người điếc cứ như cãi nhau to, bởi họ không biết bạn có nghe được lời nói của họ không. Nhưng, người câm trừ khi họ nhìn thấy bạn nói chuyện với họ còn không thì họ chẳng để ý gì đến bạn.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Bởi vì, ngôn ngữ chẳng phải ai sinh ra cũng đều nắm được mà cần phải thông qua quá trình học tập. Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn đã bắt đầu bập bẹ nói theo bố mẹ rồi. Nhưng, nếu như lúc này bạn mất khả năng nghe hoặc khi sinh ra đã không nghe được, thì cơ bản bạn không có khả năng nói. Cả ngày bạn chỉ có thể phát ra một loại âm thanh như nhau. Bạn biết tại sao có người lại mất khả năng nghe không?
Tai bị điếc chia làm hai loại, một loại do điếc bẩm sinh và một loại là do nguyên nhân nào đó gây ra sau này.
Bệnh điếc bấm sinh thường ít gặp. Nguyên nhân gây ra cũng có mấy loại. Một là do vấn đề gien. Trong quá trình di truyền có xuất hiện sự sai lệch. Hai là, người mẹ trong thời kỳ mang thai bị bệnh và đã uống một số loại thuốc gì đó có khả năng gây tổn hại thần kinh thính giác của thai nhi. Thuốc gây tác dụng thông qua đường máu. Ba là, đầu của trẻ sơ sinh bị tổn thương do đẻ khó. Những nguyên nhân này có khả năng gây ra điếc bẩm sinh.
Còn tai điếc về sau có hai khả năng gây ra. Một là do tổn thương từ bên ngoài, trong quá trình trưởng thành, phần tai bị tổn thương nặng m đi thính giác. Hai là bị mắc một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến trung khu thính giác não, hoặc thần kinh thính giác. Như bệnh viêm tai giữa, đây là một loại bệnh về tai mà trẻ em thường mắc phải. Nếu như nghiêm trọng có thể phá hoại hệ thống truyền âm trong tai. Ví dụ như bệnh viêm màng não, cảm cúm v.v... Những loại bệnh này có khả năng làm tổn hại đến thần kinh não của chúng ta, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng ảnh hưởng càng lớn.
Nguyên nhân gây ra điếc không phải là nguyên nhân khiến người điếc trở thành người câm. Vì thế, người điếc không hẳn đã là người câm, nhưng dường như những người câm đều là người điếc. Đây là do bố mẹ mất niềm tin vào đứa con bị điếc nên không muốn nói chuyện với nó, nên nó không có cơ hội học nói. Và thế là nó trở thành người câm. Nhưng, nếu như những người làm cha làm mẹ có đủ tình thương và tính nhẫn nại để rèn luyện cho đứa con bị điếc thì có thể thông qua luyện tập ngôn ngữ miệng làm cho họ hiểu được ý của người bình thường nói. Sau đó, thông qua những bài học và bài luyện ở trường dành cho người câm điếc, họ học được cách phát âm thì người điếc cũng có thể nói được. Vì thế, người điếc không hẳn đã là người câm. Người câm điếc là người tật nguyền, tâm hồn họ rất nhạy cảm, yếu đuối. Vì thế, bạn cần có một trái tim khoan dung, thông cảm khi đối đãi cư xử với họ. Chỉ có như vậy thì thế giới của họ mới có thể trở nên tươi đẹp hơn.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Bởi vì, ngôn ngữ chẳng phải ai sinh ra cũng đều nắm được mà cần phải thông qua quá trình học tập. Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn đã bắt đầu bập bẹ nói theo bố mẹ rồi. Nhưng, nếu như lúc này bạn mất khả năng nghe hoặc khi sinh ra đã không nghe được, thì cơ bản bạn không có khả năng nói. Cả ngày bạn chỉ có thể phát ra một loại âm thanh như nhau. Bạn biết tại sao có người lại mất khả năng nghe không?
Tai bị điếc chia làm hai loại, một loại do điếc bẩm sinh và một loại là do nguyên nhân nào đó gây ra sau này.
Bệnh điếc bấm sinh thường ít gặp. Nguyên nhân gây ra cũng có mấy loại. Một là do vấn đề gien. Trong quá trình di truyền có xuất hiện sự sai lệch. Hai là, người mẹ trong thời kỳ mang thai bị bệnh và đã uống một số loại thuốc gì đó có khả năng gây tổn hại thần kinh thính giác của thai nhi. Thuốc gây tác dụng thông qua đường máu. Ba là, đầu của trẻ sơ sinh bị tổn thương do đẻ khó. Những nguyên nhân này có khả năng gây ra điếc bẩm sinh.
Còn tai điếc về sau có hai khả năng gây ra. Một là do tổn thương từ bên ngoài, trong quá trình trưởng thành, phần tai bị tổn thương nặng m đi thính giác. Hai là bị mắc một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến trung khu thính giác não, hoặc thần kinh thính giác. Như bệnh viêm tai giữa, đây là một loại bệnh về tai mà trẻ em thường mắc phải. Nếu như nghiêm trọng có thể phá hoại hệ thống truyền âm trong tai. Ví dụ như bệnh viêm màng não, cảm cúm v.v... Những loại bệnh này có khả năng làm tổn hại đến thần kinh não của chúng ta, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng ảnh hưởng càng lớn.
Nguyên nhân gây ra điếc không phải là nguyên nhân khiến người điếc trở thành người câm. Vì thế, người điếc không hẳn đã là người câm, nhưng dường như những người câm đều là người điếc. Đây là do bố mẹ mất niềm tin vào đứa con bị điếc nên không muốn nói chuyện với nó, nên nó không có cơ hội học nói. Và thế là nó trở thành người câm. Nhưng, nếu như những người làm cha làm mẹ có đủ tình thương và tính nhẫn nại để rèn luyện cho đứa con bị điếc thì có thể thông qua luyện tập ngôn ngữ miệng làm cho họ hiểu được ý của người bình thường nói. Sau đó, thông qua những bài học và bài luyện ở trường dành cho người câm điếc, họ học được cách phát âm thì người điếc cũng có thể nói được. Vì thế, người điếc không hẳn đã là người câm. Người câm điếc là người tật nguyền, tâm hồn họ rất nhạy cảm, yếu đuối. Vì thế, bạn cần có một trái tim khoan dung, thông cảm khi đối đãi cư xử với họ. Chỉ có như vậy thì thế giới của họ mới có thể trở nên tươi đẹp hơn.
0 Bình luận "Người bị điếc thường bị câm có đúng không?"