Thanh thiếu niên đang ở vào giai đoạn phát triển, chiều cao cơ thể tăng lên từng ngày. Đây là những thay đổi rất bình thường. Sự thay đổi này thông thường rất chậm, phải qua một vài tháng mới có thể nhận ra được. Nhưng, nếu như một ngày bạn đo chiều cao hai lần, buổi sáng sớm thức dậy đo một lần và buổi tối trước khi đi ngủ đo lại một lần nữa. bạn sẽ phát hiện ra rằng, số đo của hai lần này có sự sai lệch rõ rệt. Hơn nữa, vào buổi tối khi đo bạn sẽ thấy mình không những không cao thêm mà còn thấp đi. Bạn biết tại sao không?
Thì ra, việc thay đổi chiều cao này khác với việc phát triển chiều cao bình thường, nó chủ yếu do sự biến đổi chiều dài của xương sống gây ra. Xương sống nằm ở vị trí chính giữa của lưng. Nó không phải là một chiếc cột liền thẳng đứng mà có kết cấu giống như chiếc gậy nhiều khúc, do nhiều đốt xương nối liền lại với nhau mà thành. Giữa các xương có sự đàn hồi tương đối. Như vậy, nó mới đảm bảo cho thân người có thể xoay chuyển về trước, sau, trái, phải. Những đốt xương này lần lượt là 26 đốt xương sống, 1 đốt xương đế và 1 đốt xương cụt. 26 đốt xương sống này lại cùng xương sụn, dây chằng, kết hợp với khớp tạo thành cột sống. Chiều cao cơ thể tăng lên chính là do có sự thay đổi của một trong những kết cấu liên kết xương trong đó có xương sụn tạo thành.
Giữa hai đốt xương sống có một miếng xương sụn hình đĩa. Các đốt xương sống gần nhau gắn kết lại với nhau nhờ những đĩa xương sụn sợi này. Chúng ta gọi đó là đĩa sụn giữa. Tổng độ dày của tất cả các đĩa sụn giữa vào khoảng 1/4 chiều dài cột sống. Đĩa sụn giữa gồm hai bộ phận: bộ phận giữa đĩa là chất keo mềm, có tính đàn hồi cao gọi là nhân tuỷ; bộ phận xung quanh đĩa, bao gồm những lớp xương sụn sợi tạo thành những chiếc bao ngoài hình tròn, bao quanh phía ngoài, hạn chế không cho nhân sụn tràn ra xung quanh. Bộ phận này gọi là vòng sợi. Nhân sụn và vòng sợi có tác dụng chung làm cho đĩa sụn giữa vừa vững chắc vừa có sự đàn hồi cao. Khi bị áp lực đè xuống thì nó co lại, khi không còn áp lực đè xuống thì nó phục hồi nguyên dạng. Ban ngày, do tác dụng của trọng lực, các đĩa sụn giữa luôn bi chèn ép, cũng giống như đệm lò xo bị sức nặng ép mỏng xuống, khiến cho độ dài của cả đốt sống bị ngắn lại. Vào buổi đêm, khi ta nằm trên giường ngủ, "đệm lò xo" không còn chịu lực ép, các đĩa sụn giữa có thời gian đủ để khôi phục lại độ dày ban đầu. Vì thế, có hiện tượng chiều cao buổi sáng và buổi chiều khác nhau. Đây là kết quả của việc trọng lực ép lên đĩa xương sụn giữa.
Thì ra, việc thay đổi chiều cao này khác với việc phát triển chiều cao bình thường, nó chủ yếu do sự biến đổi chiều dài của xương sống gây ra. Xương sống nằm ở vị trí chính giữa của lưng. Nó không phải là một chiếc cột liền thẳng đứng mà có kết cấu giống như chiếc gậy nhiều khúc, do nhiều đốt xương nối liền lại với nhau mà thành. Giữa các xương có sự đàn hồi tương đối. Như vậy, nó mới đảm bảo cho thân người có thể xoay chuyển về trước, sau, trái, phải. Những đốt xương này lần lượt là 26 đốt xương sống, 1 đốt xương đế và 1 đốt xương cụt. 26 đốt xương sống này lại cùng xương sụn, dây chằng, kết hợp với khớp tạo thành cột sống. Chiều cao cơ thể tăng lên chính là do có sự thay đổi của một trong những kết cấu liên kết xương trong đó có xương sụn tạo thành.
Giữa hai đốt xương sống có một miếng xương sụn hình đĩa. Các đốt xương sống gần nhau gắn kết lại với nhau nhờ những đĩa xương sụn sợi này. Chúng ta gọi đó là đĩa sụn giữa. Tổng độ dày của tất cả các đĩa sụn giữa vào khoảng 1/4 chiều dài cột sống. Đĩa sụn giữa gồm hai bộ phận: bộ phận giữa đĩa là chất keo mềm, có tính đàn hồi cao gọi là nhân tuỷ; bộ phận xung quanh đĩa, bao gồm những lớp xương sụn sợi tạo thành những chiếc bao ngoài hình tròn, bao quanh phía ngoài, hạn chế không cho nhân sụn tràn ra xung quanh. Bộ phận này gọi là vòng sợi. Nhân sụn và vòng sợi có tác dụng chung làm cho đĩa sụn giữa vừa vững chắc vừa có sự đàn hồi cao. Khi bị áp lực đè xuống thì nó co lại, khi không còn áp lực đè xuống thì nó phục hồi nguyên dạng. Ban ngày, do tác dụng của trọng lực, các đĩa sụn giữa luôn bi chèn ép, cũng giống như đệm lò xo bị sức nặng ép mỏng xuống, khiến cho độ dài của cả đốt sống bị ngắn lại. Vào buổi đêm, khi ta nằm trên giường ngủ, "đệm lò xo" không còn chịu lực ép, các đĩa sụn giữa có thời gian đủ để khôi phục lại độ dày ban đầu. Vì thế, có hiện tượng chiều cao buổi sáng và buổi chiều khác nhau. Đây là kết quả của việc trọng lực ép lên đĩa xương sụn giữa.
0 Bình luận "Tại sao chiều cao của chúng ta vào buổi sáng và buổi tối lại không giống nhau?"