Blog CAMAMVIET.COM là nơi tổng hợp và chia sẻ các bản cảm âm sáo trúc hot nhất, hay nhất, chuẩn nhất cho các bạn đam mê sáo trúc. 

Search This Blog

Blog CAMAMVIET.COM là nơi tổng hợp và chia sẻ các bản cảm âm sáo trúc hot nhất, hay nhất, chuẩn nhất cho các bạn đam mê sáo trúc. 

Tại sao khi cãi nhau mặt lại đỏ?

Đôi khi chúng.ta nhìn thấy hai người tranh cãi nhau. Khi tranh cãi càng quyết liệt thì mặt của họ càng đỏ lên, thậm chí mặt đỏ tía tai. Có khi trong phòng thi, chúng ta gặp phải vấn đề khó trong lòng cảm thấy lo lắng, mặt cũng đỏ lên. Hoặc lần đầu tiên ta bước lên bục diễn thuyết, đối diện với mọi người ta cảm thấy căng thẳng, mặt cũng ở vào trạng thái tương tự. Trong cuộc sống, những trường hợp khiến mặt đỏ lên quả thực rất nhiều. Nhưng tại sao lại như vậy?

Nguyên nhân dẫn đến mặt đỏ tía tai có rất nhiều. Nhưng, chủ yếu liên quan đến tâm lý của con người. Tại sao có người khi diễn thuyết mà vẻ mặt họ vẫn bình thường?

Có thể nói, khi chúng ta ở trong tình huống tương đối kích động, lớp vỏ não trở nên hưng phấn, nó sẽ tác động tới dây thần kinh giao cảm. Kết quả cuối cùng là làm cho quá trình tuần hoàn máu tăng nhanh, huyết áp lên cao, các mạch máu nở rộng. Hơn nữa, vì yêu cầu công việc, một lượng máu lớn được chuyển đến não để cung cấp chất dinh dưỡng. Vì thế, gương mặt nhìn ra có vẻ đỏ lên. Hiện tượng này có biểu hiện rõ nhất khi vỏ đại não lần đầu tiếp nhận kích thích mới. Nếu như nó nhận kích thích như vậy liên tục thì tính hưng phấn của đại não sẽ giảm xuống, khả năng xuất hiện hiện tượng mặt đỏ tía tai sẽ ít đi. Vì thế, những người thường xuyên diễn thuyết trên bục sẽ có thể ung dung đối diện với bài tranh luận, tự nhiên và không bị mất bình tĩnh như những người mới diễn thuyết trước đám đông lần đầu tiên. Nói cách khác, khi họ đã thích ứng rồi, tố chất tâm lý được tăng cường. Những người lần đầu tiên lên diễn thuyết hoặc tranh luận với người khác, tinh thần rất căng thăng, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao và mặt đỏ phừng phừng. Hơn nữa, họ còn cảm thấy toàn thân nóng ran. Nhưng, nếu như tĩnh tâm lại, ngừng tranh luận, tâm lý ổn định, mặt họ sẽ không đỏ, người cũng không nóng lên nữa.

Bây giờ, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân rồi chứ? Hãy thử rèn luyện tố chất tâm lý của mình, để lần sau khi gặp việc gì bạn sẽ không còn cảm thấy căng thẳng, đỏ mặt nữa.
0 Bình luận "Tại sao khi cãi nhau mặt lại đỏ?"

Blog CAMAMVIET.COM là nơi tổng hợp và chia sẻ các bản cảm âm sáo trúc hot nhất, hay nhất, chuẩn nhất cho các bạn đam mê sáo trúc. 

Back To Top