Đâu phải tự nhiên mà bạn thấy chữ YKK xuất hiện trên vô vàn các sản phẩm.
Khóa kéo, một trong những phát minh cực kì quan trọng nhưng lại vô cùng đơn giản, một trong những sản phẩm thường thấy ở khắp mọi nơi nhưng bạn có biết nó lại là một phát minh “sinh sau đẻ muộn”? Phải tới năm 1917, ta mới thực sự có được chiếc khóa kéo như ngày hôm nay. Tầm quan trọng của nó đã làm ta tưởng chừng như phát minh này đã có mặt từ rất lâu đời.
Khóa kéo mà hỏng thì toàn bộ sản phẩm có thể coi như là đồ vứt đi, làm sao mà một chiếc áo khoác hay một cái balô du lịch có thể bền lâu nếu như khóa không tốt? Chất lượng của khóa cũng là thứ gì đó khẳng định thương hiệu cho một món hàng nổi tiếng. Và vì thế, những nhãn hàng hàng đầu không thể mạo hiểm được, họ cần “chọn mặt gửi vàng” và khuôn mặt nổi tiếng mà các hãng hàng đầu hướng tới đó là YKK.
Công ty khóa kéo khổng lồ này làm ra gần một nửa số khóa kéo trên toàn thế giới, với con số cực kì ấn tượng là 7 tỷ sản phẩm mỗi năm. Ba chữ cái trong tên thương hiệu này cũng đã nổi tiếng và quá quen thuộc, chắc chắn bạn đã nhìn thấy ít nhất vài lần nhãn hiệu YKK xuất hiện. Làm thế nào mà họ lại có được một thị trường khổng lồ như vậy?
Được thành lập bởi Tadao Yoshida tại Tokyo vào năm 1934, ba chữ cái YKK là cụm viết tắt của Yoshida Kogyo Kabushikikaisha – dịch đơn giản là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yoshida. Khi còn trẻ, ông Yoshida đã thử nghiệm rất nhiều với cỗ máy chế tạo khóa kéo và chưa sản phẩm nào làm ra làm ông thấy hài long, đơn giản là vì cách thức sản xuất vẫn rất hạn chế.
Dần dần, từng bước một, Yoshida thay đổi từng công đoạn sản xuất khóa kéo. Một bài báo được đăng trên từ Los Angeles Times ghi lại rằng nhãn hàng khóa kéo YKK “tự luyện kim loại đồng, tự pha chế nhựa polyester, tự dệt chỉ, vải và thuốc nhuộm màu cho khóa kéo, tự rèn và đóng khuôn những dải răng khóa …”, toàn bộ các chi tiết đều là YKK tự làm nên. Thậm chí, những thùng chứa hàng gửi đi cũng là tự tay họ sản xuất ra.
Những chiếc máy tạo ra những tuyệt tác khóa kéo này được tự sản xuất và tất nhiên, được giấu kín khỏi sự soi mói của những địch thủ trên thương trường. Tất cả mọi chi tiết đều được giấu kín trong những xưởng sản xuất của YKK.
Bên cạnh đó, ông Yoshida cũng đề cao một nguyên tắc quản lý mà ông gọi là “Vòng luân hồi của sự tốt đẹp”. Đại ý chung của nguyên tắc ấy là “không ai thành công trừ khi người đó đem lại lợi ích cho người khác”. Và dựa vào khuôn mẫu ấy, ông cố gắng đạt được những sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể mà lại với giá thành thấp nhất từng có.
Có vẻ như đó là một tiêu chí trực diện và dễ dàng vươn tới, nhưng thực sự không phải vậy. Cuối cùng thì, bí quyết dẫn tới thành công của YKK dù cực kì ấn tượng nhưng lại rất đơn giản: họ làm ra những sản phẩm – những chiếc khóa kéo cực kì tốt, vận chuyển hàng một cách hoàn hảo, sản phẩm cuối cùng rất đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng và trên hết, chi phí sản xuất sản phẩm chưa bao giờ bị cắt xén. Toàn bộ những điều đó để lại một ấn tượng duy nhất: đó là một khi bạn chọn khóa YKK, bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa.
“Trong quá khứ, đã có một vài vấn đề với chất lượng sản phẩm của chúng tôi khi chúng đều mang khóa kéo rẻ tiền”, bà Trina Turk, chủ sở hữu và là nhà thiết kế một hãng thời trang thể thao nữ nổi tiếng nói. “Giờ đây chúng tôi chỉ tin tưởng nhãn hàng YKK mà thôi. Khi mà khách hàng mua một sản phẩm quần 200 USD, họ muốn biết rằng mình có được một cái khóa quần tốt. Bởi lẽ một khi chiếc khóa quần hỏng, họ sẽ đổ lỗi cho toàn toàn bộ sản phẩm và người làm ra nó”.
Đơn cử, một chiếc khóa kéo nylon “tàng hình” của YKK (loại khóa sẽ biến mất khi bạn kéo lên, thường thấy ở sau váy) sẽ có giá 32 cent. Một người thiết kế tạo ra sản phẩm của mình có giá thành sản xuất từ 40 tới 65 USD (và sẽ bán với giá cao hơn, chắc chắn rồi) sẽ không tiết kiệm chi phí với một sản phẩm khóa tồi. “Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn là sản phẩm của mình dù rẻ hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vài đồng lẻ mà lại có một sản phẩm khóa dễ hỏng”, người quản lý sản xuất cấp cao của Turk, Steve Clima nói. “Sự chênh lệch về giá là quá ít, thực sự không xứng đáng”.
Có hàng trăm những hãng sản xuất khóa kéo cạnh tranh với YKK tại Trung Quốc. Có thể sản phẩm của đất nước tỷ dân kia rẻ hơn, có thể họ bỏ qua một số công đoạn sản xuất chỉ để có được nhiều sản phẩm hơn. Câu “của rẻ là của ôi” có lẽ đã đúng trong trường hợp này, nhiều công ty Châu Âu từ chối những sản phẩm khóa kéo rẻ tiền tới từ Trung Quốc, họ sợ chất lượng khóa không tốt hay thậm chí tệ hơn, những sản phẩm ấy có thể chứa chất chì độc hại. Nói chung, các công ty lớn dường như tránh mọi sản phẩm không-phải-YKK.
Mặc dù vậy, YKK không phải là sản phẩm được thị trường sử dụng để nhắm tới người tiêu dùng. Bạn không mua một cái quần bò, một cái áo khoác chỉ vì họ sử dụng khóa YKK hay ngược lại, bạn sẽ không từ bỏ một chiếc áo đẹp chỉ vì nó không mang trên mình nhãn khóa kéo YKK.
Nhưng ít nhiều, YKK vẫn là một nhãn hàng được sử dụng để phân định chất lượng. Đó vẫn là một hình ảnh, một danh tiếng để gìn giữ hay thậm chí, nhiều người gọi đó là một tượng đài. Chắc hẳn một nhãn hàng sẽ có những lựa chọn khác hơn, những sản phẩm có giá thành rẻ hơn hoặc tốt hơn về một số mặt nhất định, nhưng một khi mọi thứ đổ bể (hay ít ra là cái khóa hỏng hóc quá mức), người ta sẽ thắc mắc rằng “Tại sao không gắn với thứ cổ điển đã có tiếng nhiều năm nay, khóa YKK?”
Không nghi ngờ gì việc YKK đã tạo ra một hình ảnh đại diện cho sự tin cậy nhiều thập kỷ nay, và có lẽ nhiều thập kỷ sau cũng vẫn như vậy. “Một chiếc khóa kéo không làm nên sản phẩm”, bà Turk nói. “Nhưng nó có thể làm hỏng cả một sản phẩm”.
Khóa kéo, một trong những phát minh cực kì quan trọng nhưng lại vô cùng đơn giản, một trong những sản phẩm thường thấy ở khắp mọi nơi nhưng bạn có biết nó lại là một phát minh “sinh sau đẻ muộn”? Phải tới năm 1917, ta mới thực sự có được chiếc khóa kéo như ngày hôm nay. Tầm quan trọng của nó đã làm ta tưởng chừng như phát minh này đã có mặt từ rất lâu đời.
Khóa kéo mà hỏng thì toàn bộ sản phẩm có thể coi như là đồ vứt đi, làm sao mà một chiếc áo khoác hay một cái balô du lịch có thể bền lâu nếu như khóa không tốt? Chất lượng của khóa cũng là thứ gì đó khẳng định thương hiệu cho một món hàng nổi tiếng. Và vì thế, những nhãn hàng hàng đầu không thể mạo hiểm được, họ cần “chọn mặt gửi vàng” và khuôn mặt nổi tiếng mà các hãng hàng đầu hướng tới đó là YKK.
Công ty khóa kéo khổng lồ này làm ra gần một nửa số khóa kéo trên toàn thế giới, với con số cực kì ấn tượng là 7 tỷ sản phẩm mỗi năm. Ba chữ cái trong tên thương hiệu này cũng đã nổi tiếng và quá quen thuộc, chắc chắn bạn đã nhìn thấy ít nhất vài lần nhãn hiệu YKK xuất hiện. Làm thế nào mà họ lại có được một thị trường khổng lồ như vậy?
Được thành lập bởi Tadao Yoshida tại Tokyo vào năm 1934, ba chữ cái YKK là cụm viết tắt của Yoshida Kogyo Kabushikikaisha – dịch đơn giản là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Yoshida. Khi còn trẻ, ông Yoshida đã thử nghiệm rất nhiều với cỗ máy chế tạo khóa kéo và chưa sản phẩm nào làm ra làm ông thấy hài long, đơn giản là vì cách thức sản xuất vẫn rất hạn chế.
Dần dần, từng bước một, Yoshida thay đổi từng công đoạn sản xuất khóa kéo. Một bài báo được đăng trên từ Los Angeles Times ghi lại rằng nhãn hàng khóa kéo YKK “tự luyện kim loại đồng, tự pha chế nhựa polyester, tự dệt chỉ, vải và thuốc nhuộm màu cho khóa kéo, tự rèn và đóng khuôn những dải răng khóa …”, toàn bộ các chi tiết đều là YKK tự làm nên. Thậm chí, những thùng chứa hàng gửi đi cũng là tự tay họ sản xuất ra.
Những chiếc máy tạo ra những tuyệt tác khóa kéo này được tự sản xuất và tất nhiên, được giấu kín khỏi sự soi mói của những địch thủ trên thương trường. Tất cả mọi chi tiết đều được giấu kín trong những xưởng sản xuất của YKK.
Bên cạnh đó, ông Yoshida cũng đề cao một nguyên tắc quản lý mà ông gọi là “Vòng luân hồi của sự tốt đẹp”. Đại ý chung của nguyên tắc ấy là “không ai thành công trừ khi người đó đem lại lợi ích cho người khác”. Và dựa vào khuôn mẫu ấy, ông cố gắng đạt được những sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể mà lại với giá thành thấp nhất từng có.
Có vẻ như đó là một tiêu chí trực diện và dễ dàng vươn tới, nhưng thực sự không phải vậy. Cuối cùng thì, bí quyết dẫn tới thành công của YKK dù cực kì ấn tượng nhưng lại rất đơn giản: họ làm ra những sản phẩm – những chiếc khóa kéo cực kì tốt, vận chuyển hàng một cách hoàn hảo, sản phẩm cuối cùng rất đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng và trên hết, chi phí sản xuất sản phẩm chưa bao giờ bị cắt xén. Toàn bộ những điều đó để lại một ấn tượng duy nhất: đó là một khi bạn chọn khóa YKK, bạn sẽ không còn phải lo lắng gì nữa.
“Trong quá khứ, đã có một vài vấn đề với chất lượng sản phẩm của chúng tôi khi chúng đều mang khóa kéo rẻ tiền”, bà Trina Turk, chủ sở hữu và là nhà thiết kế một hãng thời trang thể thao nữ nổi tiếng nói. “Giờ đây chúng tôi chỉ tin tưởng nhãn hàng YKK mà thôi. Khi mà khách hàng mua một sản phẩm quần 200 USD, họ muốn biết rằng mình có được một cái khóa quần tốt. Bởi lẽ một khi chiếc khóa quần hỏng, họ sẽ đổ lỗi cho toàn toàn bộ sản phẩm và người làm ra nó”.
Đơn cử, một chiếc khóa kéo nylon “tàng hình” của YKK (loại khóa sẽ biến mất khi bạn kéo lên, thường thấy ở sau váy) sẽ có giá 32 cent. Một người thiết kế tạo ra sản phẩm của mình có giá thành sản xuất từ 40 tới 65 USD (và sẽ bán với giá cao hơn, chắc chắn rồi) sẽ không tiết kiệm chi phí với một sản phẩm khóa tồi. “Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn là sản phẩm của mình dù rẻ hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vài đồng lẻ mà lại có một sản phẩm khóa dễ hỏng”, người quản lý sản xuất cấp cao của Turk, Steve Clima nói. “Sự chênh lệch về giá là quá ít, thực sự không xứng đáng”.
Có hàng trăm những hãng sản xuất khóa kéo cạnh tranh với YKK tại Trung Quốc. Có thể sản phẩm của đất nước tỷ dân kia rẻ hơn, có thể họ bỏ qua một số công đoạn sản xuất chỉ để có được nhiều sản phẩm hơn. Câu “của rẻ là của ôi” có lẽ đã đúng trong trường hợp này, nhiều công ty Châu Âu từ chối những sản phẩm khóa kéo rẻ tiền tới từ Trung Quốc, họ sợ chất lượng khóa không tốt hay thậm chí tệ hơn, những sản phẩm ấy có thể chứa chất chì độc hại. Nói chung, các công ty lớn dường như tránh mọi sản phẩm không-phải-YKK.
Mặc dù vậy, YKK không phải là sản phẩm được thị trường sử dụng để nhắm tới người tiêu dùng. Bạn không mua một cái quần bò, một cái áo khoác chỉ vì họ sử dụng khóa YKK hay ngược lại, bạn sẽ không từ bỏ một chiếc áo đẹp chỉ vì nó không mang trên mình nhãn khóa kéo YKK.
Nhưng ít nhiều, YKK vẫn là một nhãn hàng được sử dụng để phân định chất lượng. Đó vẫn là một hình ảnh, một danh tiếng để gìn giữ hay thậm chí, nhiều người gọi đó là một tượng đài. Chắc hẳn một nhãn hàng sẽ có những lựa chọn khác hơn, những sản phẩm có giá thành rẻ hơn hoặc tốt hơn về một số mặt nhất định, nhưng một khi mọi thứ đổ bể (hay ít ra là cái khóa hỏng hóc quá mức), người ta sẽ thắc mắc rằng “Tại sao không gắn với thứ cổ điển đã có tiếng nhiều năm nay, khóa YKK?”
Không nghi ngờ gì việc YKK đã tạo ra một hình ảnh đại diện cho sự tin cậy nhiều thập kỷ nay, và có lẽ nhiều thập kỷ sau cũng vẫn như vậy. “Một chiếc khóa kéo không làm nên sản phẩm”, bà Turk nói. “Nhưng nó có thể làm hỏng cả một sản phẩm”.
0 Bình luận "Tại sao khóa quần nào cũng có ký hiệu bí ẩn này?"