Khi tim đập, nó bơm máu khắp cơ thể để cung cấp năng lượng và ôxy cần thiết. Khi máu di chuyển, nó sẽ tác động lên các thành mạch máu. Sức mạnh của lực đẩy này là huyết áp của bạn. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Như vậy huyết áp là áp suất và được sử dụng ở đơn vị milimet thủy ngân (mm Hg).
TẠI SAO HUYẾT ÁP ĐƯỢC ĐO BẰNG MM HG?
Tại sao là thủy ngân? Vì thủy ngân được sử dụng trong đồng hồ đo áp suất chính xác đầu tiên và hiện nay vẫn được sử dụng như là đơn vị tiêu chuẩn để đo lường áp suất trong y học.
HUYẾT ÁP ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG 2 CHỈ SỐ, VÍ DỤ 120/80
Chỉ số đầu tiên chỉ áp suất trong mạch máu khi tim bóp đẩy máu đi. Chỉ số này là Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa, thể hiện khả năng co bóp của tim, là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch. Huyết áp tối đa thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.
Chỉ số thứ hai chỉ áp suất trong mạch máu khi cơ tim ở giữa các nhịp đập. Chỉ số này là Huyết áp tâm trương, còn gọi là huyết áp tối thiểu, thể hiện sức cản của thành mạch, là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch. Huyết áp tối thiểu thay đổi từ 50-90mmHg.
Cả hai con số này rất quan trọng trong việc xác định tình trạng của trái tim của bạn. Chỉ số cao hơn so với phạm vi lý tưởng chỉ ra rằng trái tim của bạn đang làm việc quá sức để bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể.
CHỈ SỐ NÀO QUAN TRỌNG HƠN?
Thông thường, mọi người chú ý nhiều ở áp suất tâm thu (số trên) vì đó là nguy cơ chính gây bệnh tim mạch cho người trên 50. Theo đa số, huyết áp tăng dần theo độ tuổi do độ cứng ngày càng tăng của các động mạch lớn, sự tích tụ mảng bám ngày càng nhiều và tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và mạch máu.
Tuy nhiên, cao huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương riêng lẻ có thể được sử dụng để chẩn đoán cao huyết áp. Theo những nghiên cứu gần đây, nguy cơ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ tăng gấp đôi với mỗi 20 mm Hg huyết áp tâm thu tăng lên hoặc 10 mm Hg huyết áp tâm trương tăng lên ở những người tuổi từ 40 đến 89.
THẾ NÀO LÀ HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG?
Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Ý nghĩa các chỉ số huyết áp
Huyết áp cao : Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg)
Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Đo đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.
Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng…
HUYẾT ÁP CAO NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Động mạch khỏe mạnh linh hoạt, mạnh mẽ và đàn hồi. Thành bên trong động mạch mịn để máu chảy dễ dàng, cung cấp dưỡng chất và oxy cho các cơ quan trong cơ thể.
Tăng huyết áp làm tăng áp lực của máu chảy qua động mạch. Kết quả là gây nên tình trạng hư hỏng và thu hẹp các động mạch. Huyết áp cao gây hại cho các tế bào thành bên trong động mạch. Khi chất béo từ chế độ ăn uống xâm nhập vào máu, chúng có thể sẽ tích tụ tại nợi các động mạch bị hư hỏng, và làm cho thành động mạch trở nên kém đàn hồi, hạn chế lưu lượng máu đi khắp cơ thể.
Phình mạch. Qua thời gian, áp lực liên tục của máu di chuyển qua một động mạch bị suy yếu có thể làm cho một phần thành động mạch giãn ra và tạo thành một vết phình (phình động mạch). Và khả năng vết phình bị vỡ gây chảy máu nội đe dọa tính mạng. Phình động mạch có thể hình thành ở bất kỳ động mạch nào trên khắp cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở động mạch lớn nhất của cơ thể (động mạch chủ).
Nếu như huyết áp cao là bệnh thường gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.
Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và suy tim, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.
Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?
Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp, hay biến chứng lâu dài hơn như rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.
HUYẾT ÁP THẤP NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?
Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết ấp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.
Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.
0 Bình luận "Huyết áp là gì ?"